Nội quy bếp nhà hàng là gì? Mẫu nội quy bếp nhà hàng

Nội quy bếp nhà hàng thật sự cần thiết trong việc duy trì một căn bếp sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn về điện nước cũng như các đồ dùng, thiết bị trong bếp.

Nếu Nội quy bếp nhà hàng không được thực hiện một cách triệt để dễ dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn cháy nổ, an toàn lao động…

Nội quy bếp nhà hàng là gì?
Nội quy bếp nhà hàng là gì?

Nội quy bếp nhà hàng là gì?

Nội quy bếp nhà hàng là những quy định đối với nhân viên bộ phận bếp và những người ra vào bộ phận bếp. Mục đích xây dựng nội quy bếp nhà hàng nhằm chuẩn hóa các quy trình vệ sinh, trang phục, tác phong làm việc của nhân viên, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn cháy nổ, an toàn cho nhân viên cũng như thực khách.

Nội quy bếp nhà hàng gồm những gì?

Trong bếp nhà hàng, dễ dàng nhận thấy rằng có rất nhiều bụi bẩn, dầu mỡ, và thức ăn bị sót lại trong qua trình chuẩn bị nguyên liệu chế biến. Những tạp chất dư thừa đó có thể chồng dính lên nhau và chỉ cần trong một đêm thôi nó đã nhanh chóng chuyển mùi.

Đây là điều tối kỵ khi hoạt động bếp nhà hàng. Nếu không dọn dẹp bếp sạch sẽ, sự kết hợp của chúng với số lượng lớn nhân viên nhà bếp cùng các dụng cụ ngổn ngang xung quanh như chảo nóng, dao kéo … gây nên mất thẩm mỹ và mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Mà đây lại là vấn đề rất nhạy cảm với các bếp nhà hàng. Để phòng tránh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khu bếp cần tuân thủ các nội quy bếp nhà hàng sau:

  • Duy trì nhiệt độ khoảng  4°C ở các vùng lưu trữ thực phẩm để ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm.
  • Không được sử dụng chung dao, thớt, đĩa, vật dụng đựng đồ sống và đồ chín. Cần phải sử dụng dao riêng biệt, thớt, …
  • Cần kiểm tra kỹ các nguyên liệu dùng để chế biến món ăn. Những nguyên liệu đã hỏng cần loại bỏ ngay. Một số nhà hàng do tiếc rẻ mà sử dụng thực phẩm bị hỏng khiến khách hàng ngộ độc thực phẩm dẫn đến việc nhà hàng kinh doanh thua lỗ.
  • Yêu cầu làm sạch và khử trùng hàng đêm các vật dụng, thiết bị nhà bếp. Hoạt động này giúp căn bếp luôn sạch sẽ, không bị mùi và ngăn chặn dầu mỡ bám vào làm hư hỏng các thiết bị trong nhà bếp.
Nội quy phòng cháy chữa cháy trong bếp nhà hàng
Nội quy phòng cháy chữa cháy trong bếp nhà hàng

1. Nội quy phòng cháy chữa cháy trong bếp nhà hàng

Phòng chống cháy nổ được xem như hoạt động vô cùng cần thiết. Hoạt động chủ yếu trong bếp nhà hàng đều liên quan đến lửa, chỉ cần vô tình để ngọn lửa bén ra sẽ khiến cả nhà hàng rơi vào tình trạng cháy nổ nghiêm trọng. Vì vậy, khi hoạt động bếp nhà hàng cần tuân thủ những nội quy phòng cháy chữa cháy trong bếp như sau:

  • Luôn luôn có bình chữa cháy đặt trong bếp
  • Mọi nhân viên đều phải được học cách sử dụng bình chữa cháy và trang bị kỹ năng dập tắt ngọn lửa khi vừa mới bén.
  • Van xả áp lực nên được cài đặt bên trong nồi áp suất và những vật dụng có nhiệt độ áp suất cao như các thiết bị nấu ăn hoặc hệ thống sưởi ấm.
  • Không nên để giẻ lau hoặc khăn lau bát đĩa tại những nơi gần bếp lò hay những nơi bếp hoạt động.
  • Cần làm sạch dụng cụ, thiết bị nhà bếp cũng như mũ trùm hàng đêm để tránh sự tích tụ của mỡ gây cháy nổ.
  • Kiểm tra định kỳ các thiết bị điện trong bếp. Không được sử dụng những thiết bị điện có dây bị nối.
Yêu cầu trang phục trong bếp nhà hàng
Yêu cầu trang phục trong bếp nhà hàng

2. Yêu cầu trang phục trong bếp nhà hàng   

Tại sao trang phục lại được đưa vào Bảng Nội quy bếp nhà hàng? Một trang phục rườm rà, không phù hợp dễ gây vướng víu bất tiện, gây mất an toàn trong công việc.

  • Nhân viên bếp nhà hàng nếu có mái tóc dài cần buộc gọn lại. Trước khi vào bếp cần tháo bỏ những đồ trang sức trên người để tạo điều kiện nấu nướng thuận lợi nhất.
  • Nhân viên bếp nhà hàng phải sử dụng giày kín ngón chân và có đế không trượt.
  • Sử dụng áo sơ mi dài tay để giảm nguy cơ bỏng trên cánh tay.
  • Đối với người lao động dưới 18 tuổi không được phép hoạt động máy móc hạng nặng.
  • Hóa chất làm sạch cần được chứa trong khu vực thông thoáng.
  • Tất cả những bề mặt thiết bị tiếp xúc hóa chất nên được rửa sạch bằng nước.

Nấu ăn được xem như một môn nghệ thuật. Vì vậy, một căn bếp luôn sạch sẽ, thoáng mát sẽ tạo điều kiện cho các đầu bếp thoải mái sáng tạo, lên ý tưởng thực hiện các món ăn mới.

Nội quy bếp nhà hàng phải được dán tại vị trí dễ nhìn trong bếp, yêu cầu tất cả các nhân viên làm việc trong bếp phải thuộc bảng nội quy, thực hiện một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp nhất.

Mẫu nội quy bếp nhà hàng

  1. Tuyệt đối tuân thủ các quy định đã nêu trong Nội quy Lao động của nhà hàng, chấp hành nghiêm nội quy về đồng phục
  2. Luôn nêu cao tinh thần tự giác, trung thực, hết lòng vì công việc, không bỏ vị trí trong ca làm việc
  3. Tuyệt đối chấp hành các quy định về vệ sinh cá nhân và vệ sinh trong công việc: giữ vệ sinh khu vực làm việc, làm xong tới đâu lau dọn tới đó, luôn rửa tay trước khi làm việc, đảm bảo các dụng cụ nấu nướng phải sạch, không sử dụng các loại thực phẩm ôi thiu, kém chất lượng, không bôi các loại dầu gió, các hương liệu nặng mùi,…
  4. Các kỹ năng nghề nghiệp: chuẩn bị đầy đủ nguyên, vật liệu liên quan khi bắt đầu ca làm việc, đảm bảo thời gian, chất lượng, số lượng đồ ăn khi hoàn thiện, thực hiện đúng các công thức nấu nướng, cách trang trí, không tự tiện thay đổi công thức hoặc cách làm nếu không có sự đồng ý của trưởng bộ phận. Thực hành tiết kiệm triệt để trong công việc, áp dụng quy tắc: hàng nhập trước – dùng trước.
  5. Kiểm tra thường xuyên hệ thống gas, điện, nước, báo cáo kịp thời cho trưởng bộ phận nếu có hư hỏng.
  6. Không lạm dụng chức vụ để sử dụng thực phẩm của nhà hàng dưới bất kỳ hình thức nào.
  7. Đóng góp ý kiến mang tính xây dựng để công việc đạt hiệu quả hơn.
  8. Trách nhiệm đối với tài sản của nhà hàng: thực hiện tốt cách vận hành máy móc trong bếp, có ý thức bảo quản các vật dụng dùng trong công việc: ghi chép và báo cáo những đồ vỡ hỏng trong khu vực bếp.
  9. Lên kế hoạch gọi hàng cho ca làm việc kế tiếp theo sự phân công của trưởng bộ phận, nhận hàng theo đơn đặt hàng, kiểm tra số lượng, chất lượng,…trước khi ký nhận hàng.
  10. Hỗ trợ bếp trưởng làm các công việc kiểm kê hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng nếu được phân công.
  11. Đọc kỹ nội quy và thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy, luôn cảnh giác các nguy cơ cháy, nắm được cách xử lý khi có cháy nổ xảy ra.

Hotelcareers.vn vừa chia sẻ với các bạn Nội quy bếp nhà hàng là gì? Mẫu nội quy bếp nhà hàng. Hi vọng, những thông tin kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

Fanpage của chúng tôi: https://www.facebook.com/hotelcareers.vn

5/5 - (5 votes)