Dưới đây là những mô tả công việc quản lý tiền sảnh, người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng dịch vụ tại khu vực sảnh khách sạn.
Một vị khách bước vào khách sạn, những người đầu tiên giúp đỡ anh ấy chính là nhân viên của bộ phận tiền sảnh. Họ có thể là nhân viên giữ cửa, nhân viên hành lý, nhân viên lễ tân giúp khách làm thủ tục nhận phòng. Những nhân viên này chịu sự giám sát của quản lý tiền sảnh, người chịu trách nhiệm chất lượng dịch vụ phục vụ khách ở khách sạn.
Quản lý tiền sảnh là gì?
Quản lý tiền sảnh (Lobby Manager) là người chịu trách nhiệm cung cấp trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng, đảm bảo tất cả các hoạt động diễn ra suôn sẻ tại khu vực tiền sảnh. Ngoài ra, Quản lý tiền sảnh phối hợp với Giám đốc khách sạn và các bộ phận khác trong việc xây dựng chiến lược phục vụ khách hàng và duy trì dịch vụ, tham gia tuyển dụng và đào tạo nhân viên.

Có thể bạn quan tâm
Mô tả công việc Quản lý tiền sảnh
1. Yêu cầu trình độ đối với quản lý tiền sảnh
Một vài nhà tuyển dụng như khách sạn boutique có thể chấp nhận Quản lý tiền sảnh chỉ có bằng trung học miễn là anh ta có nhiều năm kinh nghiệm làm trong khách sạn. Tuy nhiên, hầu hết các chuỗi khách sạn lớn yêu cầu ứng viên có bằng cử nhân về quản lý khách sạn hoặc dịch vụ.
Các loại hình nhỏ hơn như motel thường yêu cầu một bằng cấp liên liên kết với quản lý khách sạn hoặc điều hành. Các chương trình giáo dục điển hình trong khách sạn bao gồm trợ lý, kế toán, dịch vụ đồ ăn, bảo trì. Những nhân viên mới có thể bắt đầu với vị trí trợ lý quản lý cho đến khi họ có được kinh nghiệm và khả năng quản lý.

2. Nhiệm vụ cơ bản của quản lý tiền sảnh
Cam kết đầu tiên của quản lý tiền sảnh là dịch vụ khách hàng vì những nỗ lực của anh ấy trực tiếp ảnh hưởng đến khách của khách sạn và họ có trở lại cơ sở hay không. Quản lý tiền sảnh giám sát việc đặt phòng qua điện thoại và đặt phòng trên hệ thống, chào hỏi và nhập thông tin của khách và đáp ứng các yêu cầu về các dịch vụ đặc biệt, chẳng hạn như các cuộc họp hoặc vận chuyển.
Quản lý tiền sảnh phải giải quyết vấn đề của khách hàng và có thể giảm giá, điều chỉnh hóa đơn hoặc phòng miễn phí để giảm thiểu sự bất tiện cho khách sạn. Quản lý tiền sảnh cũng gặp gỡ các quản lý bộ phận khác để tìm cách cải thiện sự trải nghiệm của khách.

4. Nhiệm vụ tuyển dụng quản lý và đào tạo nhân viên
Quản lý tiền sảnh thường xuyên tương tác với khách hàng ngay cả ở các khách sạn lớn. Tuy nhiên, nhiệm vụ của anh ta chuyển từ hoạt động sang giám sát bởi vì Quản lý tiền sảnh phải giám sát các hoạt động của nhân viên cấp dưới, chẳng hạn như nhân viên thư kí và bellman.
Quản lý tiền sảnh tuyển dụng, đào tạo và đánh giá nhân viên, đảm bảo rằng họ đáp ứng các tiêu chuẩn của dịch vụ khách sạn. Nếu không, họ có thể sa thải hoặc yêu cầu nhân viên đó ra khỏi khách sạn cho đến khi tiến bộ hơn. Quản lý tiền sảnh điều chỉnh lịch làm việc, phân công nhiệm vụ và có thể điều phối công việc liên quan tới các phòng ban khác nhau.
Hotelcareers.vn vừa chia sẻ mô tả công việc quản lý tiền sảnh. Hi vọng, những thông tin kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!