Vốn mở nhà hàng và các vấn đề liên quan

Kinh doanh nhà hàng được xem là ngành mang lại nhiều lợi nhuận và dễ thành công. Tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều rủi do cũng như cần một khoản vốn mở nhà hàng đủ lớn. Hãy cùng Hotelcareers.vn tìm hiểu!

Kinh doanh nhà hàng là một trong những lĩnh vực khởi nghiệp hot hiện nay. Nhiều nhà hàng dù quy mô không lớn nhưng cũng có thể đạt doanh thu lên đến hàng chục triệu mỗi ngày. Để mở nhà hàng cần khá nhiều yếu tố trong đó vốn mở nhà hàng là điều kiện không thể thiếu.

Vốn mở nhà hàng và các vấn đề liên quan
Vốn mở nhà hàng và các vấn đề liên quan

Có thể bạn quan tâm

Vốn mở nhà hàng ban đầu gồm những gì?

Chi phí mặt bằng chiếm tỉ trọng lớn tron vốn mở nhà hàng
Chi phí mặt bằng chiếm tỉ trọng lớn tron vốn mở nhà hàng

1. Chi phí mặt bằng

Thông thường có 3 trường hợp xảy ra: Mặt bằng thuộc chủ sở hữu, mặt bằng mua lại và mặt bằng đi thuê.

Nếu bạn có sẵn mặt bằng ở vị trí thích hợp cho việc kinh doanh nhà hàng thì đây là một lợi thế rất lớn, tiết kiệm cho chủ sở hữu một khoản chi phí không nhỏ hàng tháng.

Đừng bỏ lỡ:  Sự phát triển của các bài đánh giá về khách sạn

Nếu bạn đi thuê mặt bằng thì cần xác định đây là một khoản phí lớn trong chi phí kinh doanh, cần phải tính toán chính xác doanh thu để có thể bù trù vào khoản chi phí này, đồng thời phải đảm bảo hợp đồng đủ dài để phát triển nhà hàng.

Nếu mua lại mặt bằng thì sẽ cần một khoản vốn ban đầu đủ lớn, chưa kể chi phí cải tạo, sửa chữa mặt bằng, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Vị trí, tình trạng, diện tích mặt bằng…

2. Cơ sở vật chất

Cở sở vật chất gồm hệ thống nội thất và thiết bị chuyên dụng cho nhà hàng.

Chi phí trang thiết bị nội thất gồm. Hệ thống nhà bếp, quầy bar, nhà hàng, hệ thống an ninh, hệ thống âm thanh, ánh sáng, trang thiết bị văn phòng…

Các thiết bị cho nhà hàng. Thiết  bị nhà bếp (bếp công nghiệp, tủ lạnh, lò vi sóng, máy rửa bát đĩa, dụng cụ ăn (ly, tách, đĩa)…)

Chi phí trang trí. Hoa, tranh ảnh, vẽ tường, mô hình …

Thiết bị ngoại thất. Kiến trúc ngoại thất, cảnh quan, biển hiệu, bãi đỗ xe.

Chi phí nguyên liệu đầu vào. Đây cũng là khoản chi phí biến đổi hàng tháng để duy trì hoạt động kinh doanh nhà hàng. Cần tính toán khối lượng chính xác sao cho số lượng cũng như chi phí nguyên vật liệu đầu vào hợp lý nhất, tránh tình trạng dư thừa lãng phí cũng như bảo quản nguyên liệu quá lâu làm giảm chất lượng của nguyên liệu chế biến.

Đừng bỏ lỡ:  Bản mô tả công việc nhân viên phụ trách đồ vải và đồng phục khách sạn

Chi phí cho nhân viên. Lương/ thưởng nhân viên (nhân viên chế biến, nhân viên phục vụ, nhân viên giao hàng, bảo vệ, thu ngân, kế toán…), đồng phục nhân viên (đối với các nhà hàng lớn và chuyên nghiệp).

Chi phí tổ chức. Gồm các khoản lệ phí đăng kí kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bảo hiểm

Các chi phí phát sinh khác. Bao gồm các khoản phí như Marketing cho nhà hàng (chi phí website, khai trương, quảng cáo, khuyến mãi…), In ấn thực đơn, catalog

Huy động vốn mở nhà hàng
Huy động vốn mở nhà hàng

Cách huy động vốn mở nhà hàng

Có thể huy động vốn mở nhà hàng bằng các cách sau:

1. Vốn chủ sở hữu

Là khoản tiền bản thân tự tích lũy nhờ quá trình tích kiệm, tiền gửi ngân hàng, tiền lương… tuy nhiên số vốn này thường không lớn.

2. Vay vốn từ người thân bạn bè

Huy động vốn từ người thân, bạn bè là cũng là một cách hữu ích.

3. Vốn vay ngân hàng

Đây là là một trong những cách nhanh nhất để bạn huy động vốn mở nhà hàng. Tuy nhiên cần phải chứng minh tài chính, chuẩn bị các tủ tục liên quan và xác định tiền lãi phải trả định kỳ.

4. Vốn từ đối tác kinh doanh

Đối với những nhà hàng đồng chủ sở hữu, có từ hai người sở hữu trở lên sẽ góp vốn cùng nhau để kinh doanh.

Vốn mở nhà hàng là bao nhiêu còn tùy thuộc vào loại hình, quy mô, địa điểm và mặt hàng kinh doanh. Tuy nhiên vốn cũng chỉ là một phần và là bước đầu của kế hoạch kinh doanh, việc kinh doanh thành công hay thất bại sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, sự nhạy bén, cách nắm bắt thời cơ hay thậm chí là may mắn của bạn.

Đánh giá post