Tiếng Anh lễ tân khách sạn: Từ vựng, mẫu câu giao tiếp và phỏng vấn

Tiếng Anh lễ tân khách sạn là những từ vựng, thuật ngữ, cụm từ hoặc từ viết tắt, mẫu câu thường dùng cho lễ tân trong khách sạn. Hãy cùng Hotelcareers khám phá tiếng Anh lễ tân khách sạn.

Tiếng Anh lễ tân khách sạn
Tiếng Anh lễ tân khách sạn

Tiếng Anh lễ tân khách sạn là gì?

Tiếng Anh lễ tân khách sạn (English hotel reception) là một tập hợp các thuật ngữ, từ vựng, mẫu câu được sử dụng phổ biến trong Bộ phận lễ tân khách sạn. Tiếng Anh lễ tân khách sạn giúp những người đang làm lễ tân dễ dàng hiểu và xử lý các yêu cầu của khách nước ngoài và giải quyết công việc chuyên môn một cách nhanh chóng.

Từ vựng tiếng Anh lễ tân khách sạn

Xem thêm: Cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh

Từ vựng tiếng Anh lễ tân khách sạn thường dùng

  • Airport pick-up /ˈɛrˌpɔrt pɪk-ʌp/ – Đón khách từ sân bay về khách sạn
  • American Breakfast /əˈmɛrəkən ˈbrɛkfəst/ – Ăn sáng kiểu Mỹ
  • Availability report /əˌveɪləˈbɪləti rɪˈpɔrt/ – Báo cáo tình trạng buồng trống
  • Average daily rate /ˈævərɪʤ ˈdeɪli reɪt/ – Giá trung bình hàng ngày
  • Average room rate per guest /ˈævərɪʤ rum reɪt pɜr gɛst/ – Giá phòng bình quân/1 khách
  • Breakfast buffet /ˈbrɛkfəst ˈbʌfət/ – Ăn sáng tự chọn
  • Breakfast coupon /ˈbrɛkfəst ˈkuˌpɔn/ – Phiếu ăn sáng
  • Cancellation hour /ˌkænsəˈleɪʃən ˈaʊər/ – Giờ hủy phòng
  • Cancellation of the reservation /ˌkænsəˈleɪʃən ʌv ðə ˌrɛzərˈveɪʃən/ – Hủy đặt phòng
  • Commerical rate /kəˈmɜrʃəl reɪt/ – Giá ký hợp đồng
  • Commission /kəˈmɪʃ.ən/ – Tiền hoa hồng
  • Complimentary rate /ˌkɑmpləˈmɛntəri reɪt/ – Phòng miễn phí
  • Confirm the booking /kənˈfɜrm ðə ˈbʊkɪŋ/ – Xác nhận đặt phòng
  • Continental breakfast /ˌkɑntəˈnɛntəl ˈbrɛkfəst/ – Ăn sáng kiểu lục địa
  • Co-operate rate /koʊ-ˈɑpəˌreɪt reɪt/ – Giá hợp đồng với các công ty
  • Credit card guarantee /ˈkrɛdət kɑrd ˌgɛrənˈti/ – Đảm bảo bằng thẻ tín dụng
  • Daily fruits /ˈdeɪli fruts/ – Hoa quả đặt phòng hàng ngày
  • Daily newspaper /ˈdeɪli ˈnuzˌpeɪpər/ – Báo đặt phòng hàng ngày
  • Daily operations report /ˈdeɪli ˌɑpəˈreɪʃənz rɪˈpɔrt/ – Báo cáo hoạt động hàng ngày
  • Day rate /deɪ reɪt/ – Giá cho khách không ngủ qua đêm
  • Deposit /dɪˈpɑː.zɪt/ – Tiền đặt cọc
  • Dry cleaning /draɪ ˈklinɪŋ/ – Giặt khô
  • Early check-in /ˈɜrli ʧɛk-ɪn/ – Làm thủ tục nhận phòng sớm
  • Emergency key /ɪˈmɜrʤənsi ki/ – Chìa khóa khẩn cấp
  • European plan /ˌjʊrəˈpiən plæn/ – Giá phòng không bao gồm bữa ăn
  • Exchange rate /ɪksˈʧeɪnʤ reɪt/ – Tỷ giá đổi tiền
  • Expected arrivals list /ɪkˈspɛktəd əˈraɪvəlz lɪst/ – Danh sách khách dự kiến tới
  • Expected departures list /ɪkˈspɛktəd dɪˈpɑrʧərz lɪst/ – Danh sách khách dự kiến đi
  • Extra charge /ˈɛkstrə ʧɑrʤ/ – Phí thanh toán thêm
  • F.I.T (Free Independent Travellers) /ɛf.aɪ.ti (fri ˌɪndɪˈpɛndənt ˈtrævələrz)/ – Khách du lịch tự do
  • F.O.C (Free of charge) /ɛf.oʊ.si (fri ʌv ʧɑrʤ)/ – Phòng miễn phí
  • Family rate /ˈfæməli reɪt/ – Giá cho phòng khách đi theo gia đình
  • Full board /fʊl bɔrd/ – Ăn đủ 3 bữa sáng, trưa, tối
  • Fully booked /ˈfʊli bʊkt/ – Khách sạn kín phòng
  • G.I.T (Group of Independent Travellers) /ʤi.aɪ.ti (grup ʌv ˌɪndɪˈpɛndənt ˈtrævələrz)/ – Khách đoàn
  • Government rate /ˈgʌvərmənt reɪt/ – Giá dành cho các tổ chức chính phủ
  • Group rate /grup reɪt/ – Giá cho khách đoàn
  • Guaranteed reservation /ˌgɛrənˈtid ˌrɛzərˈveɪʃən/ – Đặt phòng có đảm bảo
  • Guest survey /gɛst ˈsɜrˌveɪ/ – Phiếu điều tra ý kiến khách
  • Half board /hæf bɔrd/ – Ăn 2 bữa sáng – trưa hoặc tối
  • High season /haɪ ˈsizən/ – Mùa cao điểm
  • Hotel bill /hoʊˈtɛl bɪl/ – Hóa đơn khách sạn
  • Hotel directory /hoʊˈtɛl dəˈrɛktəri/ – Sách hướng dẫn dịch vụ khách sạn
  • IDD phone /aɪ-di-di foʊn/ – Điện thoại gọi trực tiếp quốc tế
  • Late check-out /leɪt ʧɛk-aʊt/ – Làm thủ tục trả phòng trễ
  • Laundry /ˈlɑːn.dri/ – Giặt là
  • Left Luggage /lɛft ˈlʌgəʤ/ – Hành lý bỏ quên
  • Lock out /lɑk aʊt/ – Khách để quên chìa khóa trong phòng, đang chờ giải quyết
  • Log book /lɔg bʊk/ – Sổ bàn giao ca
  • Long staying /lɔŋ ˈsteɪɪŋ/ – Khách ở dài hạn
  • Low season /loʊ ˈsizən/ – Mùa thấp điểm
  • Morning wake-up call /ˈmɔrnɪŋ weɪk-ʌp kɔl/ – Báo thức buổi sáng
  • Name list /neɪm lɪst/ – Danh sách tên khách
  • Non-guaranteed reservation /nɑn – ˌgɛrənˈtid ˌrɛzərˈveɪʃən/ – Đặt phòng không đảm bảo
  • No-show /noʊ-ʃoʊ/ – Khách đặt phòng đảm bảo nhưng không tới khách sạn và cũng không báo hủy
  • Occupancy ratio /ˈɑkjəpənsi ˈreɪʃiˌoʊ/ – Tỷ lệ công suất sử dụng phòng
  • Occupied /ˈɑː.kjə.paɪd/ – Phòng đang có khách lưu trú
  • Over booked /ˈoʊvər bʊkt/ – Tình trạng đặt phòng quá tải
  • Overstays /ˌoʊ.vɚˈsteɪ/ – Số phòng khách ở quá ngày dự kiến
  • Package plan rate /ˈpækəʤ plæn reɪt/ – Giá trọn gói
  • Paid-out /peɪd-aʊt/ – Khoản tiền tạm ứng
  • R.O.H (Run of house) /ɑr.oʊ.eɪʧ (rʌn ʌv haʊs)/ – Giá phòng đồng hạng
  • Rack rate /ræk reɪt/ – Giá niêm yết/ Giá công bố
  • Receipt /rɪˈsiːt/ – Hóa đơn
  • Reconfirm the booking /ˌrikənˈfɜrm ðə ˈbʊkɪŋ/ – Xác nhận lại việc đặt phòng
  • Registration form /ˌrɛʤɪˈstreɪʃən fɔrm/ – Phiếu đăng ký khách sạn
  • Residential hotel /ˌrɛzɪˈdɛnʧəl hoʊˈtɛl/ – Khách sạn dành cho khách thuê lâu dài
  • Room list /rum lɪst/ – Danh sách phòng
  • Room rates /rum reɪts/ – Giá phòng
  • Room service /rum ˈsɜrvɪs/ – Dịch vụ phục vụ ăn uống tại phòng
  • Room status /rum ˈsteɪtəs/ – Tình trạng phòng
  • Rush room /rʌʃ rum/ – Phòng khách sắp trả nhưng đã xếp cho khách khác
  • Safety deposit box /ˈseɪfti dəˈpɑzɪt bɑks/ – Két an toàn
  • Satellite T.V /ˈsætəˌlaɪt ti.vi/ – Vô tuyến truyền hình qua vệ tinh
  • Service charge /ˈsɜrvɪs ʧɑrʤ/ – Phí phục vụ
  • Skipper /ˈskɪp.ɚ/ – Phòng khách quỵt tiền
  • Sleep-out /slip-aʊt/ – Phòng có khách thuê nhưng khách không về ngủ
  • Smoking area /ˈsmoʊkɪŋ ˈɛriə/ – Khu vực hút thuốc​
  • Stayover /ˈsteɪˌoʊvər/ – Số phòng khách ở quá giờ dự kiến
  • Telephone directory /ˈtɛləˌfoʊn dəˈrɛktəri/ – Danh bạ điện thoại
  • Under stays /ˈʌndər steɪz/ – Số phòng khách trả trước thời gian dự kiến
  • Upgrade the room /ˈʌpgreɪd ðə rum/ – Nâng cấp hạng phòng
  • VIP guest /vi-aɪ-pi gɛst/ – Khách quan trọng
  • Voucher /ˈvaʊ.tʃɚ/ – Phiếu ưu đãi thanh toán lưu trú, ăn uống hoặc dịch vụ
  • Waiting list /ˈweɪtɪŋ lɪst/ – Danh sách khách chờ xếp phòng
  • Walk-in guest /wɑk-ɪn gɛst/ – Khách vãng lai
  • Weekend rate /ˈwiˌkɛnd reɪt/ – Giá cho ngày nghỉ cuối tuần
  • Welcome drinks /ˈwɛlkəm drɪŋks/ – Nước mời khách khi nhận phòng
Tên các loại phòng bằng tiếng Anh
Tên các loại phòng bằng tiếng Anh

Từ vựng tên các loại phòng khách sạn – Tiếng Anh lễ tân khách sạn

  • Accessible room /ækˈsɛsəbəl rum/ – Phòng cho người khuyết tật
  • Adjacent rooms /əˈʤeɪsənt rumz/ – Phòng cạnh nhau
  • Adjoining rooms /əˈʤɔɪnɪŋ rumz/ – Phòng liền kề có cửa thông nhau
  • Apartment /əˈpɑrtmənt/ Extended stay room /ɪkˈstɛndɪd steɪ rum/ – Phòng căn hộ
  • Cabana room /kəˈbænə rum/ – Phòng có hồ bơi
  • Connecting room /kəˈnɛktɪŋ rum/ – Phòng thông nhau
  • Deluxe room /dəˈlʌks rum/ (DLX) – Phòng hạng sang
  • Double – double room /ˈdʌbəl – ˈdʌbəl rum/ – Phòng 2 giường đôi, có thể là 2 giường cỡ vừa
  • Double room /ˈdʌbəl rum/ – Phòng đôi
  • Executive-floored room /ɪgˈzɛkjətɪv-flɔrd rum/ – Phòng nằm ở tầng điều hành, cho phép bạn ra vào sảnh hành lý
  • Hollywood twin room /ˈhɑliˌwʊd twɪn rum/ – Phòng 2 giường đơn
  • King room /kɪŋ rum/ – Phòng có giường cỡ lớn
  • Mini-suite /ˈmɪni-swit/ or Junior suite room /ˈʤunjər swit rum/ – Phòng đơn có giường ngủ và khu vực tiếp khách

  • President suite room /ˈprɛzɪdənt swit rum/ – Phòng tổng thống
  • Quad room /kwɑd rum/ – Phòng 4 người
  • Queen room /kwin rum/ – Phòng có giường kích thước trung bình (Queen)
  • Single room /ˈsɪŋgəl rum/ – Phòng đơn
  • Smoking room /ˈsmoʊkɪŋ rum/ – Phòng hút thuốc
  • Non-smoking room /nɑnˈsmoʊkɪŋ rum/ – Phòng không hút thuốc
  • Standard room /ˈstændərd rum/ (STD) – Phòng tiêu chuẩn
  • Studio room /ˈstudiˌoʊ rum/ – Phòng có một giường và một chiếc ghế dài
  • Suite room /swit rum/ – Phòng khách kết nối với một hoặc nhiều phòng ngủ
  • Superior room /suˈpɪriər rum/ (SUP) – Phòng cao cấp
  • Triple room /ˈtrɪpəl rum/ – Phòng 3 người
  • Twin room /twɪn rum/ – Phòng có 2 giường đơn
  • Villa /ˈvɪlə/ – Biệt thự
Tên các vật dụng trong phòng bằng tiếng Anh
Tên các vật dụng trong phòng bằng tiếng Anh

Từ vựng liên quan đến phòng lưu trú – Tiếng Anh lễ tân khách sạn

  • Air conditioner (A.C): Máy lạnh
  • Arrival list: Danh sách khách đến
  • Ashtray: Gạt tàn
  • Barier matting: Thảm chùi chân
  • Basket: Giỏ rác
  • Bath robe: Áo choàng
  • BC (Baby cot): Nôi trẻ em
  • Bed base: Hộp giường
  • Bed sheet: Lót giường
  • Bed side table: Bàn cạnh giường
  • Bed spread/ bed cover: Tấm phủ
  • Bed: Giường
  • Bill Minibar: Hóa đơn đồ Minibar
  • C/O (check out): Phòng khách trả
  • Cabinet towel: Khăn lau tay
  • Caddy: Khay đựng đồ chuyên dụng
  • Chair: Ghế
  • Chandeliers: Đèn chùm
  • Check in time: Giờ nhận phòng
  • Check list: Danh mục kiểm tra
  • Check out time: Giờ trả phòng
  • Coaster: Lót ly
  • Coffee table: Bàn cà phê
  • Departure list: Danh sách phòng khách sắp rời đi
  • Departure room: Phòng khách sắp rời đi
  • Dimmer: Nút vặn đèn
  • Discrepancy check: Kiểm tra sai lệch
  • DND (Do not disturb): Phòng treo biển không làm phiền
  • Door knob: Tay nắm cửa
  • Double lock: Khóa kép (khóa hai lần)
  • Drap: Ga giường
  • Drawer: Ngăn kéo
  • Dressing table: Bàn trang điểm
  • EA (Expected arrival): Phòng khách sắp đến
  • EB (Extra bed): Giường phụ
  • ED (Expected departure): Phòng khách sắp đi
  • EP (Extra person): Người bổ sung
  • Evening duties: Công việc buổi tối
  • Floor key: Chìa khóa tầng
  • GA (Good attention): Cần chú ý hơn
  • Grandmaster key: Chìa khóa vạn năng
  • Guest Comment: Phiếu góp ý
  • Hanger: Móc áo
  • HG (Handicapped guest): Khách khuyết tật
  • High ball glass: Ly cao
  • HU (House use): Phòng sử dụng nội bộ
  • Kettle: Bình đun nước
  • Key hole: Ổ cắm thẻ
  • Latch: Chốt gài cửa
  • Laundry bag: Túi đựng đồ giặt
  • Laundry bill: Hóa đơn giặt là
  • LL (Light luggage): Hành lý xách tay
  • Lost and Found: Tài sản thất lạc tìm thấy​
  • LS (Long staying): Phòng khách ở dài ngày
  • Luggage rack: Kệ đặt hành lý
  • Maintenance list: Danh sách bảo trì
  • Masterkey: Chìa khóa tổng
  • Match: Diêm
  • Mattress: Nệm
  • Minibar: Tủ lạnh nhỏ
  • Morning duties: Công việc buổi sáng
  • MU (Make up room): Phòng cần làm sạch
  • OC (Occupied clean): Phòng sạch có khách
  • OD (Occupied dirty): Phòng bẩn có khách
  • OOO (Out of order): Phòng không sử dụng
  • Opener: Đồ khui bia
  • Pillow case: Vỏ gối
  • Pillow: Gối
  • Reading lamp: Đèn đọc sách
  • Safe key: Chìa khóa két sắt
  • Safety box: Két an toàn
  • Section: Khu vực được phân công
  • Shelf: Kệ
  • Slippers: Dép đi trong phòng
  • SLO (Sleep out): Phòng có khách ngủ bên ngoài
  • SO (Stay over): Phòng khách ở lâu hơn dự kiến
  • Standing lamp: Đèn để bàn đứng
  • Tea set: Bộ tách trà
  • Telephone: Điện thoại
  • Tumbler: Ly thấp
  • Turn down service: Dịch vụ chỉnh trang phòng buổi tối
  • Underline: Bao lót giỏ rác
  • VC (Vacant clean): Phòng trống sạch
  • VD (Vacant dirty): Phòng trống bẩn
  • VIP (Very Important Person): Phòng dành cho khách quan trọng
  • VR (Vacant ready): Phòng sạch sẵn sàng đón khách
  • Wall lamp: Đèn tường
  • Wardrobe: Tủ đựng quần áo
Các chức danh trong khách sạn
Các chức danh trong khách sạn

Từ vựng tên chức danh khách sạn – Tiếng Anh lễ tân khách sạn

1. Manager: Quản lý điều hành

  • General Manager (GM): Tổng giám đốc
  • Deputy General Manager (DGM): Phó tổng giám đốc
  • Secretary General Manager: Thư ký tổng giám đốc
  • Assistant to General Manager:Trợ lý tổng giám đốc

2. Front Office – Bộ phận lễ tân

  • Front Office Manager (FOM): Trưởng bộ phận lễ tân
  • Rooms Division Manager: Quản lý phòng khách sạn
  • Lobby Manager: Quản lý tiền sảnh
  • Duty Manager: Quản lý ca trực
  • Guest Relation Officer: Nhân viên quan hệ khách hàng
  • Assistant Front Office Manager: Trợ lý trưởng bộ phận lễ tân
  • Front Office Suppervisor: Giám sát bộ phận lễ tân
  • Receptionist: Nhân viên lễ tân
  • Reservation: Nhân viên đặt phòng
  • Concierge: Nhân viên hỗ trợ khách hàng
  • Bellman: Nhân viên hành lý
  • Doorman/ Doorgirl: Nhân viên đứng cửa
  • Operator: Nhân viên trực tổng đài
  • Business center/ Tour Desk: Nhân viên dịch vụ văn phòng/ Quầy tour
  • Gift shop: Nhân viên bán hàng lưu niệm
  • Driver: Nhân viên lái xe

3. Housekeeping – Bộ phận buồng phòng

  • Executive housekeeper (EH): Trưởng bộ phận buồng phòng
  • Assistant executive housekeeper hay Assistant housekeeper (AEH hay AH): Trợ lý giám đốc bộ phận buồng phòng.
  • Supervisor (Sup): Giám sát buồng phòng
  • Public attendant (PA): Nhân viên vệ sinh khu vực công cộng
  • Room attendant (RA): Nhân viên buồng phòng
  • Uniform & linen attendant (U/L Att): Nhân viên đồng phục & đồ vải
  • Laundry supervisor (Lsup): Giám sát giặt là
  • Laundry attendant (LA): Nhân viên giặt là
  • Seamtress: Thợ may vá
  • Landscape attendant: Nhân viên cây cảnh
  • Florist: Nhân viên cắm hoa
  • Butler: Nhân viên phục vụ riêng cho khách VIP
  • Coordinator (Cor): Nhân viên điều phối
  • Houseman: Nhân viên trực hành lang / Nhân viên phục vụ tầng

4. Food & Beverage – Bộ phận ẩm thực

  • F&B Manager: Trưởng bộ phận ẩm thực
  • Restaurant Manager: Quản lý nhà hàng
  • Restaurant Supervisor:  Giám sát nhà hàng
  • Captain: Tổ trưởng
  • Bar Manager: Quản lý quầy bar
  • Waiter/ Waitress: Nhân viên phục vụ
  • Hostess: Nhân viên đón khách
  • Food Runner: Nhân viên tiếp thực
  • Event Staff: Nhân viên tiệc
  • Bartender: Nhân viên pha chế rượu, cocktail
  • Barista: Nhân viên pha chế cà phê

5. Kitchen – Bộ phận bếp

  • Executive Chef: Bếp trưởng điều hành
  • Sous Chef: Bếp phó
  • Cook: Nhân viên bếp
  • Comiss (Cook helper): Phụ bếp
  • Pastry chef: Phụ trách bếp bánh
  • Pan: Nhân viên chảo
  • Chop: Nhân viên thớt
  • Steward: Nhân viên rửa bát

6. Sales & Marketing – Bộ phận kinh doanh tiếp thị

  • Director of Sales & Marketing: Giám đốc kinh doanh tiếp thị
  • Sales & Marketing Manager: Quản lý kinh doanh tiếp thị
  • Marketing: Nhân viên Marketing
  • Sales Excutive: Nhân viên kinh doanh
  • PR, Guest Relation: Nhân viên PR/ Quan hệ khách hàng
  • Sales Corp: Nhân viên kinh doanh phụ trách mảng khách hàng doanh nghiệp
  • Sales TA: Nhân viên kinh doanh phụ trách mảng công ty du lịch.
  • Sales Online: Nhân viên kinh doanh phụ trách mang online (Internet)
  • Sales Banquet/F&B: Nhân viên kinh doanh tiệc/ nhà hàng.

7. Finance – Bộ phận tài chính – kế toán

  • Chief Accountant: Kế toán trưởng
  • General Accountant: Kế toán tổng hợp
  • Account Payable: Kế toán thanh toán
  • Receivable Accountant: Kế toán công nợ
  • Cost Controller: Kế toán giá thành
  • Auditor: Nhân viên kế toán nội bộ
  • General Cashier: Thủ quỹ
  • Purchasing Staff: Nhân viên mua hàng
  • Store Keeper: Thủ kho
  • Cashier: Nhân viên thu ngân

8. Administration/ Human Resource – Bộ phận hành chính – nhân sự

  • Human Resource Manager: Trưởng phòng nhân sự
  • Human Resource Executive: Nhân viên nhân sự
  • Human Resource Secretary: Thư ký nhân sự

9. Engineering – Bộ phận kỹ thuật

  • Chief Engineering: Giám đốc bộ phận kỹ thuật
  • Electrical Engineer: Nhân viên điện
  • Plumber: Nhân viên kỹ thuật nước
  • Carpenter: Thợ mộc
  • Painter: Thợ sơn
  • AC Engineering: Nhân viên kỹ thuật điện lạnh
  • Boiler: Nhân viên nồi hơi

10. IT – Bộ phận công nghệ thông tin

  • IT Manager: Trưởng bộ phận IT
  • IT Officer: Nhân viên IT
  • Designer: Nhân viên thiết kế đồ họa

11. Security – Bộ phận an ninh

  • Chief Security: Trưởng bộ phận an ninh
  • Security staff: Nhân viên an ninh
  • Rescue worker/ rescuer: Nhân viên cứu hộ

12. Thể thao, giải trí, làm đẹp

  • Director of Entertainment: Giám đốc bộ phận giải trí
  • Night club, karaoke: Vũ trường, karaoke
  • Massage & Sauna/ Foot Massage: Vật lý trị liệu Spa
  • Beauty salon/ Barber shop: Thẩm mỹ viện, cắt tóc
  • Casino: Sòng bài
  • Performance: Biểu diễn nghệ thuật
  • Director of Sport: Giám đốc bộ phận thể thao
  • Swimming pool: Bể bơi
  • Water sports: Thể thao nước, thuyền buồm, cano, lướt ván
  • Golf/ Golf Driving Range: Golf, sân tập golf
  • Gym/ Fitness: Phòng thể hình
  • Aerobic: Thể dục nhịp điệu
Mẫu câu khách lưu trú thường dùng
Mẫu câu khách lưu trú thường dùng

Các mẫu câu khách lưu trú thường dùng

Mẫu câu sử dụng khi đặt phòng

  • Do you have any vacancies?/ Còn phòng trống không ạ?
  • I’d like a room for 2 nights, please?/ Tôi muốn đặt một phòng trong vòng 2 đêm.
  • I’d like a single room/ Tôi muốn đặt phòng đơn
  • Can I see the room, please?/ Tôi có thể xem qua phòng được chứ?
  • Do you have a room with a bath?/ Có phòng nào có bồn tắm hay không?
  • Is there anything cheaper?/ Còn phòng nào rẻ hơn không?
  • Are meals included?/ Có bao gồm bữa ăn hay không?
  • What time is breakfast?/ Bữa sáng bắt đầu khi nào?
  • What time is check out?/ Trả phòng trong khung thời gian nào?
  • Can I have … please?/ Tôi cần… có được không?
    • Some towels: Khăn tắm
    • Extra blankets: Chăn
    • Extra pillows: Gối
    • Some soap: Xà phòng tắm
    • Some toilet paper: Giấy vệ sinh

Mẫu câu khách sử dụng khi phàn nàn

  • Can I have another room, please? This one is too noisy/ not clean…/ Tôi có thể đổi phòng khác được không. Phòng này quá ồn/ không sạch…
  • Please help me. The air conditioner is broken./ Xin hãy giúp tôi. Cái điều hòa bị hỏng rồi.
  • Have you got anything cheaper/ bigger/ quieter…?/ Khách sạn có phòng nào rẻ hơn/ lớn hơn/ yên tĩnh hơn…không?
  • The air conditioner doesn’t work./ Máy điều hòa không hoạt động.
  • One of the light isn’t working./ Một chiếc đèn không sáng.
  • My room’s not been made up./ Phòng tôi vẫn chưa được dọn.
    • Not clean: Không sạch
    • Too noisy: Quá ồn
    • Air conditioner: Điều hòa
    • Lock: Ổ khóa
    • Television: Ti vi
Những mẫu câu tiếng Anh cho lễ tân khách sạn
Những mẫu câu tiếng Anh cho lễ tân khách sạn

Các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh Lễ tân khách sạn thường dùng

  • Good morning/ afternoon/ evening, Sir/ Madam. How may I help you?/ Chào buổi sáng/ chiều/ tối ông/ bà. Tôi có thể giúp gì cho ông/ bà ạ?
  • Welcome to ABC Hotel. How can I help you?/ Chào mừng quý khách đến với khách sạn ABC. Tôi có thể giúp gì cho quý khách ạ?
  • Do you have a reservation?/ Quý khách đã đặt phòng trước chưa ạ?
  • Can I get your name, please?/ Cho tôi biết tên của quý khách
  • Could I see your passport, please?/ Vui lòng cho tôi xem hộ chiếu của quý khách
  • Just moment, please!/ One moment (minute), please!/ Could you wait a minute, please!/ Vui lòng đợi trong giây lát!
  • How many nights?/ Quý khách đặt phòng trong bao nhiêu đêm?
  • How long will you be staying?/ Quý khách dự định sẽ ở đây trong bao lâu?
  • Do you want a single room or a double room?/ Quý khách muốn đặt phòng đơn hay phòng đôi ạ?
  • Do you want a smoking or non-smoking room?/ Quý khách muốn phòng có thể hút thuốc hay phòng cấm hút thuốc ạ?
  • Do you want breakfast?/ Quý khách có muốn dùng bữa sáng không ạ?
  • Your room number is 241/ Số phòng của quý khách là 241
  • Would you like a wake-up call?/ Quý khách có muốn chúng tôi gọi báo thức buổi sáng không ạ?
  • Could you please fill in this registration form?/ Vui lòng điền thông tin vào tờ phiếu đăng ký này
  • Here’s your room key! This way, please!/ Đây là chìa khóa phòng của quý khách! Mời đi theo lối này!
  • If you have more request, you can call me at any time/ Nếu quý khách có yêu cầu gì thêm, hãy gọi cho tôi bất cứ lúc nào
  • I’m sorry, but we’re full/ Sorry, but we don’t have any rooms available/ Rất tiếc, chúng tôi không còn phòng trống để phục vụ quý khách.
  • Your room is ready/ Phòng của quý khách đã được chuẩn bị sẵn sàng
  • Is there anything may I help you?/ Quý khách còn muốn giúp đỡ gì nữa không ạ?
  • That room was booked/ Phòng đó đã được đặt trước rồi ạ
  • Hold the line, please!/ Xin vui lòng chờ máy!
  • Excuse me, Sir/ Madam, but could you speak slowly, please?/ Xin lỗi ông/ bà, ông/ bà có thể nói chậm lại một chút được không ạ?
  • Glad to be of service!/ Rất vui được phục vụ quý khách!
  • We hope you enjoyed staying with us/ Chúng tôi hy vọng quý khách hài lòng khi ở lại khách sạn của chúng tôi.
  • Thank you for staying with us! Have a good journey!/ Cảm ơn đã lưu trú tại khách sạn chúng tôi. Chúc quý khách một chuyến đi tốt lành!
Các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh lễ tân
Các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh lễ tân

Các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh lễ tân khách sạn

1. Why did you choose receptionist as your career out of many others? Tại sao bạn lại chọn nghề lễ tân trong rất nhiều nghề nghiệp khác?

Câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là bạn phải thể hiện được sự yêu thích đối với công việc lễ tân và hãy cho nhà tuyển dụng thấy nhưng kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc. Bạn có thể thêm một vài lời miêu tả về kỹ năng giao tiếp hoặc kỹ năng máy tính.

I would like to work as a receptionist as I enjoy working with the public and I can overcome any problems they may have and I have good organisation skills.

2. Why do you want to work in our hotel? Tại sao bạn muốn làm việc ở khách sạn chúng tôi?

Câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là hãy nói cho nhà tuyển dụng biết bạn đã nghiên cứu được gì về khách sạn và bạn thực sự tin rằng đây sẽ là nơi mà bạn có thể gắn bó. Nơi bạn có thể hoàn thiện được những kỹ năng và kinh nghiệm, bạn yêu thích khách sạn này nhất.

Ví dụ: You are one of the leading hotel and I want to work with the best. It will help you to utilize your skills, knowledge in an effective and efficient manner.

3. According to you what is the most important skill that is required for receptionist? Theo bạn đâu là kỹ năng quan trọng nhất đối với lễ tân?

Giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và tiếng Việt, lắng nghe và thấu hiểu yêu cầu của khách, thái độ chuyên nghiệp là những yêu cầu kỹ năng cần thiết và quan trọng đối với lễ tân khách sạn.

Ví dụ: The most important skill that is required for receptionist is excellent communication skills along with good organisational skills, positive attitude and friendly nature at all time. As a receptionist is the first who contact a person makes with a hotel, so it is very important for receptionist to give a good first expression. Being polite and behaving in professional manner will help to solve the customers problem easily.

4. What would you do if a guest complaint about your service? Nếu như khách phàn nàn về dịch vụ của khách sạn bạn, bạn sẽ làm gì?

  • Listen to the customer, and do not interrupt them/ Lắng nghe cẩn thận và nhớ không ngắt lời khách.
  • Thank the guest for bringing the problem to your attention/ Cảm ơn khách vì đã thông báo cho bạn vấn đề.
  • Sincerely convey to the guest your apology/ Xin lỗi khách hàng một cách chân thành.
  • Determine what the guest is seeking as a solution/ Xác định giải pháp mà khách mong muốn.
  • Act on the solution with a sense of urgency. Guest will often respond more positively to your focus on helping them immediately versus than on the solution itself/ Thực hiện giải pháp một cách khẩn trương. Khách hàng thường có thái độ tích cực khi nhìn thấy giải pháp được thực hiện ngay.

5. How will you convince an unsatisfied guest of our hotel? Bạn thuyết phục khách thế nào nếu như họ không hài lòng với khách sạn?

Trong câu hỏi này bạn có thể đưa ra ví dụ trường hợp cụ thể, phương pháp giải quyết là:

  • Xử lý tình huống trực tiếp và cả những phát sinh.
  • Đảm bảo sự công bằng.
  • Đã hứa gì thì phải làm cho bằng được, chỉ kết thúc khi đã giải quyết xong tất cả các vấn đề.

Ví dụ: I definitely approach an unsatisfied or angry customer/guest with smile, try to stay calm and positive and uncover the reason why he was unsatisfied or behaved offensively. Once I uncovered this reason, I will try to solve his problem, or call an experienced staff member to help me.

Thuyết phục khi khách phàn nàn
Thuyết phục khi khách phàn nàn

6. What do you think are the responsibilities of the receptionist in hotel? Những nhiệm vụ của lễ tân ở trong khách sạn?

  • Make guests feel welcome, manage room bookings (also known as reservations)/ Chào đón khách, quản lý phòng khách đặt.
  • Dealing with bookings by phone, e-mail, letter, fax or face-to-face/ Xử lý các yêu cầu đặt phòng qua điện thoại, email, fax hoặc trực tiếp.
  • Completing procedures when guests arrive and leave/ Hoàn thành các thủ tục khi khách đến và đi.
  • Dealing with special requests from guests (like booking theatre tickets or storing valuable items)/ Xử lý các yêu cầu đặc biệt từ khách hàng (như đặt vé nhà hát hoặc lưu giữ những đồ vật có giá trị).
  • Dealing with complaints or problems/ Xử lý các khiếu nại.
  • Choosing rooms and handing out keys/ Sắp xếp phòng và bàn giao chìa khóa.
  • Preparing bills and taking payments/ Chuẩn bị hóa đơn và làm thanh toán.
  • Answering questions about what the hotel offers and the surrounding area/ Trả lời các câu hỏi liên quan đến khách sạn và những câu hỏi về khu vực xung quanh khách sạn.

7. As job is repetitive. How would you encourage yourself to work well regularly? Vì công việc có tính chất lặp đi, lặp lại, bạn làm gì để khuyến khích bản thân luôn hiệu quả?

  • Motivating others and promoting a positive atmosphere in the hotel/ Tạo bầu không khí tích cực, thúc đẩy bản thân và đồng nghiệp cùng làm việc.
  • Living a healthy life-style. Eating the right foods and drinking lots of water in the office can have a big impact on my concentration levels./ Một lối sống lành mạnh. Ăn các loại thực phẩm thích hợp, uống nhiều nước sẽ cải thiện mức độ tập trung.
  • Breaking my workload up into daily or hourly targets to ensure that the next small success is never too far away/ Vượt qua các áp lực công việc để hoàn thành các mục tiêu gần.

8. What makes a good receptionist? Điều gì tạo nên một lễ tân giỏi?

  • Excellent written and spoken communication skills/ Kỹ năng giao tiếp viết và nói xuất sắc.
  • Patience and tact/ Kiên nhẫn và tế nhị.
  • The ability to use computerised technology effectively/ Khả năng sử dụng máy tính tốt.
  • Good problem solving skills/ Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.
  • The ability to stay calm under pressure and look after several things at once/ Khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực và xử lý nhiều việc cùng một lúc.
  • Strong customer service skills/ Kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt.
  • The ability to adapt to different guests/ Khả năng thích ứng với các khách khác nhau.
  • A friendly and professional telephone manner/ Giao tiếp điện thoại thân thiện và chuyên nghiệp.

9. Why should we select you? Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?

  • I am enthusiast and willing to work with a long commitment. I learn quickly and work smartly. With strong determination and sincerity towards my work I will contribute my best to achieve the organizational goals/ Tôi là người nhiệt huyết và sẵn sàng làm việc với sự gắn bó lâu dài, học hỏi nhanh và làm việc thông minh.
  • All I’m asking right now is for you to give me a chance where I can showcase my talent and skills. And in return I’ll do whatever it takes just to be the best on everything you would have wanted me to do. Assure you to give my 100% and not to bring you down/ Tất cả những gì tôi mong muốn lúc này là hãy cho tôi một cơ hội để tôi có thể thể hiện tài năng và kỹ năng của mình. Và đổi lại, tôi sẽ làm tất cả mọi thứ để trở thành người giỏi và phù hợp nhất. Cống hiến 100% sức lực và chắc chắn không làm bạn thất vọng.
  • As I know very well you have a great list of candidates all are very good and talented, but I know that I am best for your hotel due to my hard working, sincere, dedicated, well disciplined nature apart from this honesty which is most important quality for any employee and I will be proved definitely asset for your hotel/ Tôi biết bạn có một danh sách dài các ứng viên giỏi và tài năng. Nhưng tôi tin tôi là phù hợp nhất với khách sạn bởi sự chăm chỉ, tận tâm, trung thực, kỷ luật và chân thành. Tôi sẽ chứng minh qua thực tế công việc.

10. Do you think you are overqualified for this position? Có thể bạn hợp với vị trí cao hơn là công việc này?

Đương nhiên không thể trả lời là “tôi không thể tìm được công việc nào tốt hơn” mà hãy thể hiện là công việc nào cũng có cái khó của nó và vẫn cần phải học hỏi, chăm chỉ làm việc để hoàn thành cho tốt. Hoặc có thể nêu ra những lợi ích mà công việc này mang lại cho bạn mà bạn đang mong muốn có được.

  • According to me None are over Qualified for any kind of Position, Instead they can Learn Much More Things and makes them to move forward/ Cho dù là vị trí công việc nào cũng không có ứng viên thừa tiêu chuẩn, họ cần học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để tiến bộ.
  • No, Sir I don’t think so. Because I am always a learner and my learning never ends. So At any instances of time I get myself upgraded and try to promote myself and adapt to the working environment. So I am not over-Qualified/ Không thưa ông, tôi không nghĩ vậy. Bởi vì tôi là người ham học hỏi và việc học với tôi không bao giờ kết thúc. Bất cứ lúc nào tôi cũng nâng cao kiến thức, cố gắng phát huy bản thân và thích nghi với môi trường làm việc. Vì vậy, vị trí này với tôi không phải là thấp.

11. Tell us about your ability to work under pressure and how much stress you can handle? Bạn có thể làm việc dưới áp lực không?

  • All jobs in the world has a pressure, pressure is a part of work. Once you had passed by, you always will gain experience to improve yourself to manage every situations/ Mọi công việc trên đời đều có áp lực, áp lực là một phần của cuộc sống, khi đã vượt qua bạn sẽ luôn tích lũy kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân hơn để xoay sở mọi tình huống.
  • I can handle most situation without feeling pressured. I take everything as an opportunity to test my own limits/ Tôi có thể xử lý hầu hết các tình huống mà không cảm thấy áp lực. Tôi coi mọi thứ như một cơ hội để kiểm tra giới hạn của bản thân.
  • I can do work under pressure, when you feel like pressure, you need to concentrate on your work, Don’t think about pressure, just take it easy and one thing is the most important for us, A Person should love with work/ Tôi có thể làm việc dưới áp lực. Khi gặp áp lực, thay vì tập trung vào nó tôi sẽ tập trung vào công việc của mình, bình tĩnh và tự tin. Tôi là một người yêu công việc mà.
Áp lực công việc
Áp lực công việc

12. How would you measure your performance on this job? Bạn lấy gì là thước đo cho công việc của bạn?

Performances measured by achieving self-satisfaction with our work. So I feel satisfaction is the measure of performance/ Hiệu suất công việc được đo lường bằng sự hài lòng của bản thân. Vì vậy, sự hài lòng chính là thước đo hiệu suất.

13. Are you comfortable working in different shifts? Bạn có thoải mái khi làm việc theo ca không?

Câu trả lời chỉ có thể là: Yes, I’m comfortable vì chắc chắn bạn sẽ phải làm việc theo ca, dù muốn hay không.

14. When you can join our hotel if hired? Nếu trúng tuyển, khi nào bạn có thể làm việc

Câu trả lời tốt nhất là: As soon as posible.

15. Tell us about your computer skills? Kỹ năng máy tính của bạn?

“I am proficient with Microsoft Word, Excel, and Power Point. I am very comfortable using these programs and have a lot of experience doing so.”

Hãy đảm bảo sự thật đúng như những gì bạn trả lời.

16. What do you know about our hotel? Bạn biết gì về khách sạn chúng tôi?

Hãy tìm hiểu về khách sạn trước khi đi phỏng vấn. Bạn có thể tìm thông tin qua website, mạng xã hội, bạn bè…

17. How much you want to get paid for this job? Bạn muốn trả lương bao nhiêu cho công việc này?

  • Actually sir, I am more interested in my role instead of salary. I would expect appropriate salary as per my role and responsibilities/ Thưa ông, tôi quan tâm đến vai trò của mình hơn thay vì tiền lương, tôi mong đợi mức lương phù hợp với vị trí và trách nhiệm của mình.
  • I am not looking for great salary. I just want to increase my knowledge and skills. Salary I am looking that as per company norms which fulfils all my necessary needs/ Tôi không tìm kiếm mức lương cao mà tôi chỉ muốn nâng cao kiến ​​thức và kỹ năng của mình. Mức lương tôi đang tìm kiếm theo định mức của công ty, đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của tôi.

Nếu cần một con số cụ thể, bạn hãy tìm hiểu trước mức lương bình quân ngành và nâng lên một chút.

Mức lương bạn mong muốn
Mức lương bạn mong muốn

18. What are your strengths? Điểm mạnh của bạn là gì?

Hãy nêu những điểm mạnh có liên quan đến công việc lễ tân.

  • I think I do well in this job because my education and knowledge gained from my college life is suitable to this job and will be beneficial for the hotel too/ Tôi nghĩ tôi làm tốt công việc này vì trình độ học vấn và kiến ​​thức học tại trường phù hợp với công việc này và cũng sẽ có lợi cho khách sạn.
  • I think that I’m meeting (or almost meeting) all the required qualifications, skills for this job such as: communication skills, customer care,…/ Tôi nghĩ rằng tôi đang đáp ứng (hoặc gần như đáp ứng) tất cả các tiêu chuẩn, kỹ năng cần thiết cho công việc này như: kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng,…

19. Tell us about your weaknesses? Điểm yếu của bạn là gì?

Nếu bạn có điểm yếu nào đó thì bạn có thể nói nhưng hãy đảm bảo rằng điểm yếu này sẽ không ảnh hưởng đến công việc.

  • Being organized wasn’t my strongest point, but I implemented a time management system that really helped my organization skills/ Kỹ năng tổ chức không phải là điểm mạnh nhất của tôi, nhưng tôi có thể triển khai một hệ thống quản lý thời gian để giúp ích cho kỹ năng tổ chức.
  • I care too much about my work/ Tôi quá quan tâm đến công việc của mình.
  • I am too much of a perfectionist/ Tôi là người quá cầu toàn.

20. How long will you work for our hotel if hired? Nếu được nhận thì bạn sẽ làm việc trong bao lâu?

Câu hỏi này để xem bạn có nhiệt tình làm việc và công việc hấp dẫn bạn đến đâu, bạn trả lời là bạn sẽ gắn bó với công việc nếu như công việc đáp ứng tương xứng với những gì bạn cống hiến.

  • I would like to pursue my career here for as long as I have the opportunity to/ Tôi muốn theo đuổi sự nghiệp của mình ở đây miễn là tôi có cơ hội.
  • I would like to remain employed here for as long as my services are needed/ Tôi muốn tiếp tục làm việc ở đây miễn là việc làm của tôi còn cần thiết.
  • I like new challenges and a chance to grow. As long I keeping getting these, I don’t think I’ll need to switch over/ Tôi thích những thử thách mới và cơ hội để phát triển. Miễn là tôi tiếp tục nhận được những điều này, tôi không nghĩ rằng mình sẽ cần phải chuyển đổi.
  • This hotel has everything I’m looking for. It provides the type of work I love, the employees are all happy, and the environment is great. I plan on staying a long time/ Khách sạn này có mọi thứ mà tôi đang tìm kiếm. Nó cung cấp kiểu làm việc mà tôi yêu thích, tất cả các nhân viên đều vui vẻ và môi trường tuyệt vời. Tôi dự định sẽ ở lại lâu dài.

21. What is your typing speed when using word processing software? Tốc độ đánh máy của bạn là bao nhiêu?

Tốc độ trung bình là 40 từ/phút, bạn có thể tự đo ở nhà, nhưng nếu không chắc chắn bạn cứ tính trong khoảng 35 – 50 từ/phút. Nhưng bạn hãy chắc chắn rằng bạn đánh máy tốt nhé, nếu chưa tốt, bạn cần phải luyện tập hàng ngày.

22. How would you organise your schedule? Bạn sắp xếp công việc của mình như thế nào?

Bạn có thể kể ra cách mình sắp xếp những công việc hàng ngày như thế nào bao gồm cả dùng những file quản lý, bạn xử lý thông tin thư từ, ý kiến của khách, điện thoại, fax và giấy tờ như thế nào.

23. In what languages you can speak? Bạn có thể nói ngôn ngữ nào?

Nếu bạn không giỏi ngôn ngữ nước ngoài, bạn nên nói thật, cơ hội có thể mất lần này nhưng lần sau, bạn vẫn được đánh giá là trung thực.

24. Who are our main competitors? Ai là đối thủ cạnh tranh chính của chúng tôi?

Người phỏng vấn muốn biết xem bạn đã tìm hiểu về họ như thế nào, bạn hãy xem những khách sạn xung quanh, có giá tiền gần bằng khách sạn đó và thử trả lời xem.

25. What do you know about MS OFFICE? Bạn biết gì về MS OFFICE?

Kể một số việc bạn có thể làm trên Microsoft Word, Excel, Powerpoint, Access, Outlook

26. When faced with difficult problems, are you able to offer up solutions on your own or do you wait for someone? Khi gặp tình huống khó, bạn sẽ tự xử lý hay chờ ai đó?

First I will try your best to solve the problem as much as possible and if I fail then only Iwill take help from my seniors/ Trước tiên, tôi sẽ cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề càng nhanh càng tốt, nếu không được tôi sẽ nhờ đồng nghiệp hoặc quản lý.

Đồng thời đưa ra một vài phương án giải quyết thể hiện bạn là người biết suy nghĩ và không ngại khó khăn.

27. How would you describe yourself? Miêu tả về bản thân bạn

Hãy trò chuyện một cách cởi mở.

  • Has a high level of motivation to work here. I have studied the entire hotel history and observed its business strategies/ Rất thích làm việc ở đây. Tôi đã tìm hiểu lịch sử khách sạn và quan sát các chiến lược kinh doanh của khách sạn.
  • Takes work ethics very seriously. I do what you are paid for, and I do it well/ Coi trọng đạo đức nghề nghiệp. Làm việc chăm chỉ để xứng đáng với những gì nhận được.
  • Works enthusiastically. I have enough motivation for myself and my department. I love what I do, and it’s contagious/ Làm việc nhiệt tình. Tôi có đủ động lực vì bản thân và bộ phận của mình. Tôi yêu công việc mình làm và lan tỏa nó.

28. Why do you think that people choose our hotel? Bạn nghĩ tại sao chúng tôi lại được chọn?

Hãy nói những điều tốt bạn biết được về khách sạn.

29. Do you have any questions for us? Bạn có câu hỏi gì không?

Cơ hội để bạn thể hiện sự quan tâm của bạn đến công việc và sự phát triển trong sự nghiệp hoặc bất cứ điều gì bạn thắc mắc trong quá trình tìm hiểu về khách sạn

  • I would like to know more about specific responsibilities and also about growth prospects within the company?/ Tôi muốn biết thêm về trách nhiệm cụ thể và cả về triển vọng phát triển trong công ty?
  • Is there anything else at all that I can tell you about myself to help you in your decision?/ Có điều gì khác mà tôi có thể kể cho bạn về bản thân mình để giúp bạn đưa ra quyết định không?
  • What kinds of advancement opportunities are there for someone in this position?/ Có những cơ hội thăng tiến nào cho người ở vị trí này?
  • What would you say employees like most about working here?/ Bạn sẽ nói điều gì mà nhân viên thích nhất khi làm việc ở đây?

Hotelcareers.vn vừa chia sẻ với các bạn vê Tiếng Anh lễ tân khách sạn. Hi vọng, những thông tin kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Chúc các bạn sức khỏe và thành công! Fanpage: https://www.facebook.com/hotelcareers.vn

5/5 - (31 votes)