Một vài năm trở lại đây cụm từ Nền kinh tế chia sẻ được thảo luận nhiều trên các diễn đàn kinh tế. Vậy Nền kinh tế chia sẻ là gì? Hãy cùng Hotelcareers.vn khám phá tron bài viết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm
Nền kinh tế chia sẻ là gì?
Nền kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) là mô hình kê tế cung cấp quyền truy cập hàng hóa và dịch vụ dựa trên chia sẻ ngang hàng.
Các nền kinh tế chia sẻ có thể có nhiều hình thức, trong đó có sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp cho các cá nhân, tập đoàn, phi lợi nhuận và chính quyền với các thông tin đó cho phép tối ưu hóa các nguồn lực thông qua sự tái phân phối, chia sẻ và tái sử dụng các năng lực dư thừa hàng hóa và dịch vụ. Một tiền đề phổ biến là khi thông tin về hàng hóa được chia sẻ (thường là thông qua một thị trường trực tuyến), giá trị của những mặt hàng có thể tăng cho doanh nghiệp, cho các cá nhân, cho cộng đồng và cho xã hội nói chung.
Khách sạn học được gì từ nền kinh tế chia sẻ?
“Chủ khách sạn, chủ thương hiệu và các nhà điều hành khách sạn đang bỏ qua một cơ hội đáng giá của nền kinh tế chia sẻ”, Giám đốc điều hành Tập đoàn Expedia Mark D. Okerstrom phát biểu trong sự kiện Explore diễn ra trong 2 ngày vào khoảng đầu tháng 12/2018 tại Las Vegas.

Hàng ngàn đại biểu tập trung tại Khu nghỉ dưỡng & Casino Aria (Mỹ), bao gồm đại diện của các khu nghỉ dưỡng, hàng không, cho thuê xe du lịch, tàu biển và các lĩnh vực khác liên quan đến du lịch nghỉ dưỡng, được yêu cầu sử dụng dữ liệu có sẵn để cung cấp dịch vụ đa dạng và quản lý doanh thu bằng công nghệ tân tiến vượt bậc nhằm hướng đến một cấp độ cao hơn của nền kinh tế chia sẻ.
“Một cơ hội tuyệt vời nếu như bạn có thể “thức tỉnh”, sử dụng những dữ liệu mà chúng ta đã có sẵn. Những nhà điều hành khách sạn, những nhà quản trị thương hiệu đến chủ sở hữu khách sạn đều sẽ cảm thấy đây là một cơ hội đáng kinh ngạc, họ có thể có được nhiều điều từ nền kinh tế chia sẻ này, chỉ là họ có lựa chọn hay không mà thôi.”
“Chúng tôi rất trân trọng Airbnb, họ đã giải quyết được nhu cầu thuê nhà trực tuyến. Họ đã xây dựng một thương hiệu lớn có danh tiếng. Airbnb tính phí với chủ nhà là 3%, (khách thuê trả 6-12% tùy thời gian ở dài hay ngắn), chúng tôi nghiên cứu kỹ về cách tính phí này để xem mình có thể học hỏi được gì không.”

Okerstrom nói thêm: “Airbnb đã kiếm được một khoản tiền kha khá từ thị trường vốn, còn khách hàng của chúng tôi thì có một vấn đề là họ thấy phiền khi phải trả những phí nằm bên trong giá (ở nền kinh tế chia sẻ) nhưng phí này lại được giảm thiểu ở thị trường vốn.”
“Cách thức nào để thay đổi điều này?”, Okerstrom tiếp tục, “đó là sử dụng dữ liệu mà Tập đoàn Expedia đã thu thập được. Chúng tôi có thể sử dụng thông tin từ các chuyến bay và nơi khách muốn ở để đặt giá phù hợp cho khách sạn và như thế, chúng tôi có thể có một mức giá cạnh tranh với Airbnb.”
Cyril Ranque, chủ tịch dịch vụ lưu trú của Expedia Group bổ sung ý kiến: “Với chi phí trả cho toàn bộ kỳ nghỉ, chúng tôi sẽ hiển thị những cách sắp xếp hợp lý mà không cần phải bóc tách giá của khách sạn”
“Chúng tôi phải hướng đến thỏa mãn mong muốn của khách hàng. Cùng trên một mức chi trả, nhưng họ được lựa chọn các khách sạn khác nhau để ở, dĩ nhiên khách sạn cũng không thể ít khách đi vì cách hiển thị này.”
Khi được hỏi về việc Airbnb, chuyển sang bán phòng khách sạn (cùng với bán phòng trọ, căn hộ), Okerstrom trả lời: “Điều này là tất yếu, dĩ nhiên khách hàng muốn có nhiều lựa chọn và quy mô thị trường sẽ dẫn đến việc Airbnb đưa phòng khách sạn vào để bán thôi.”
“Tại Expedia Group, chúng tôi rất thích nền kinh tế chia sẻ, chúng tôi có thương hiệu HomeAway và VRBO với sản phẩm giống như Airbnb”, Okerstrom phát biểu: “Airbnb đã tạo ra một ngành công nghiệp lớn hơn nhiều so với chúng tôi dự đoán. Chúng tôi nghĩ rằng dịch vụ phòng ở là quan trọng nhưng nó chỉ là một phần trong chiến lược của chúng tôi; vì không phải bất cứ khi nào bạn đi đâu, bạn cũng phải thuê phòng để ở. Chúng tôi đáp ứng tất cả nhu cầu, chiến lược của chúng tôi là đặt khách hàng vào vị trí trung tâm. Dịch vụ phòng ở chỉ là một phần nhỏ trong đó.”

Expedia Group cũng cố gắng đưa nền kinh tế chia sẻ trong một khuôn khổ pháp lý tốt nhất có thể. Okerstrom cho biết, “chúng tôi đang làm việc với chính phủ Mỹ về cách thức mà nền kinh tế chia sẻ này hoạt động để thông tin được liền mạch giữa các ban ngành”
Đối với lĩnh vực khách sạn, nền kinh tế chia sẻ có thể được khai thác ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, ví dụ như việc ra mắt gần đây của Motto thuộc Hilton (Motto là một dạng khách sạn với hệ thống phòng có cửa thông nhau, nội thất có thể thay đổi tùy theo chức năng của phòng là đơn lẻ hoặc phối hợp…). Theo quan điểm của Okerstrom thì các khách sạn đã có đầy đủ điều kiện, họ chỉ cần bắt tay vào thực hiện mà thôi.
Bài viết của biên tập viên Kinda Doggrell – Dịch vụ phân tích tin tức dành cho các nhà đầu tư khách sạn Hotel Analyst (tại Anh).