Revenue Manager là gì? Bản mô tả công việc Revenue Manager

Revenue Manager là gì? Bản mô tả công việc Revenue Manager và những thách thức nội bộ phải đối mặt là nội dung mà Hotelcareers muốn chia sẻ với các bạn.

Thật là thách thức khi trở thành Revenue Manager – RM (Quản lý Doanh thu). Cho dù bạn đang làm tại một khách sạn lớn ở trung tâm thành phố hay một khách sạn nhỏ ở vùng nông thôn thì vấn đề bạn phải đối mặt là tương tự nhau.

Revenue Manager là gì?
Revenue Manager là gì?

Revenue Manager là gì?

Revenue Manager (Quản lý doanh thu) là người chịu trách nhiệm quản lý doanh thu và tối ưu hóa loại nhuận khách sạn. Revenue Manager ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, kỹ năng để phân tích, hoạch định chiến lược bán phòng và dịch vụ khách sạn trên các kênh phân phối. Đồng thời đưa ra dự báo về tình hình kinh doanh, kênh tế thị trường du lịch khách sạn. Từ đó đưa ra mục tiêu và cách đạt được mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tối đa cho khách sạn.

Bản mô tả công việc Revenue Manager
Bản mô tả công việc Revenue Manager

Bản mô tả công việc Revenue Manager

  • Phối hợp với Ban lãnh đạo – Giám đốc khách sạn xây dựng ngân sách, chiến lược kinh doanh, dự báo tình hình kinh doanh của khách sạn theo định kỳ.
  • Thực hiện việc xây dựng chiến lược quản lý doanh thu, đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh khách sạn.
  • Thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình công suất phòng để đưa ra các phương án phân bổ, thay đổi phù hợp để tăng nguồn doanh thu tiềm năng.
  • Thường xuyên theo dõi tính hiệu quả chính sách giá đang áp dụng thông qua báo cáo doanh thu từ các bộ phận, các đối tác phân phối – đưa ra những đề xuất thay đổi phù hợp để tối đa hóa doanh thu cho khách sạn.
  • Kiểm tra, đối chiếu chéo các báo cáo doanh thu từ bộ phận kế toán.
  • Định kỳ (ngày, tuần, tháng, quý, năm – tùy quy định của từng khách sạn) làm các báo cáo doanh thu để theo dõi – phân tích và đưa ra các giải pháp tăng nguồn thu cho khách sạn.
  • Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của cấp trên.

Yêu cầu công việc, trình độ và kỹ năng

Để đảm nhận vị trí Revenue Manager bạn cần có bằng cấp về tài chính kế toán hoặc bằng cấp chuyên ngành liên quan, có kinh nghiệm tối thiểu từ 2-3 năm là về Revenue, thành thạo các phần mềm ứng dụng như GDS, CRS, PMS

  • Tiếng Anh thành thạo
  • Kỹ năng lập kế hoạch
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng tin học văn phòng giỏi
  • Kỹ năng tổ chức
  • Kỹ năng đàm phán
  • Chịu áp lực công việc

Thu nhập của Revenue Manager

Theo ghi nhận của Hotelcareers.vn, thu nhập của Revenue Manager tại khách sạn hiện dao động trong khoảng 15 – 40 triệu đồng/ tháng, tùy thuộc vào quy mô của khách sạn và năng lực ứng viên.

Revenue Manager giải quyết các thách thức nội bộ

Có quá nhiều việc để làm, thời gian thì có hạn. Bỏ qua những thách thức đến từ nhu cầu khách hàng, trong phần này chúng ta chỉ thảo luận về những thách thức nội bộ mà Revenue Manager và các thành viên nhóm phải đối mặt. Các thách thức nội bộ dễ khắc phục hơn các yếu tố bên ngoài và thể có tác động lớn đến tính hiệu quả.

Văn hoá tổ chức

Thứ nhất, chúng ta cần nhìn từ trên xuống dưới, vì đây là nơi xuất phát của hầu hết văn hoá công việc trong các tổ chức kinh doanh – Giám đốc điều hành (General Manager – GM), người có ảnh hưởng lớn đến văn hóa khách sạn. Revenue Manager đã hỗ trợ General Manager thực hiện công việc hiệu quả. General Manager cần phải thấm nhuần văn hóa khách sạn và phải cùng mọi người ý thức được vai trò, trách nhiệm bán phòng cũng như hỗ trợ Revenue Manager.

Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến Revenue Manager
Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến Revenue Manager

Giao tiếp giữa các bộ phận

Điều quan trọng là tất cả các trưởng bộ phận (HODs) cũng như các nhân viên của họ cần phải hiểu chiến lược doanh thu và những gì GM & RM muốn đạt được trong tháng, trong năm. Đặc biệt quan trọng là sự hợp tác giữa đội ngũ bán hàng và Revenue Manager cho cùng một mục tiêu tối ưu hóa doanh thu.

Nhưng cũng đừng quên đội ngũ lễ tân và đặt phòng (Front Desk & Reservations), họ cần biết vì sao doanh thu tăng hoặc giảm, tại sao phải tăng tỉ lệ bán phòng trên các website khách sạn hoặc qua điện thoại. Nỗ lực khuyến khích khách hàng OTA đặt phòng trực tiếp cho lần lưu trú tiếp theo.

Tầm quan trọng của giao tiếp nội bộ
Tầm quan trọng của giao tiếp nội bộ

Chia sẻ dự báo kinh doanh tới các phòng ban – Điều này sẽ tạo ra hệ sinh thái cộng sinh, thúc đẩy các nhóm bán hàng không ngừng nỗ lực. Đồng thời giúp các phòng ban dự báo được doanh thu bộ phận để có chiến lược nhân sự phù hợp.

Nhóm RMs có thể lo lắng về cách tổ chức hoặc sự phẩn bổ nguồn lực trong bộ phận ẩm thực (Food & Beverage). Do vậy, hai bên cần có cuộc đối thoại về lý do tăng hoặc giảm doanh thu – Đặc biệt khi khách sạn cung cấp bữa ăn miễn phí cho khách đặt phòng trực tiếp.

Một ví dụ cụ thể khác về các vấn đề liên lạc bị quá tải – Night Managers thường rất sợ hãi điều này! Một lần nữa, thông tin liên lạc là chìa khóa, RMs nên đối chiếu số liệu thống kê về mức giá không hiển thị, chứng minh được những gì có thể đạt được thông qua việc đặt trước. RMs cần làm việc với đội Front Desk để có kế hoạch cho nhóm nếu có sự cố và họ cần đặt chỗ khách hàng.

Đánh giá trực tuyến

Các thành viên của nhóm cần phải nhận thức được sự tương tác với khách hàng có ảnh hưởng như thế nào đến doanh số phòng. Đánh giá thường được thảo luận khi chúng ta nói chuyện với khách hàng, đặc biệt là ở các thị trường có tính cạnh tranh cao. Quản lý thuế dễ dàng hơn nhiều để tăng giá cho một khách sạn có xếp hạng 4,5 sao trên TripAdvisor so với mức xếp hạng 3,5 sao.

Tất cả các phòng ban trong khách sạn đóng một vai trò quan trọng trong việc này, như bạn đã biết khi đọc bài đánh giá của TripAdvisor, họ có thể nói về bất kỳ yếu tố nào trong thời gian lưu trú tại khách sạn – sự sạch sẽ của các hành lang, chất lượng thực phẩm, đến nhiệt độ bể sục trong Trung tâm giải trí.

Đánh giá trực tuyến có ảnh hưởng đến doanh thu
Đánh giá trực tuyến có ảnh hưởng đến doanh thu

Tuy nhiên, điều này không chỉ dừng lại ở TripAdvisor, nó ảnh hưởng đến các đánh giá còn lại trên các OTA, trên trang của bạn và cũng quan trọng như truyền miệng. Tất cả các bài đánh giá trực tuyến phải được kiểm soát hàng ngày và toàn bộ quản lý chịu trách nhiệm về việc cải thiện và duy trì điểm số cao. Các vấn đề trong phòng ban có thể được nêu bật đến HODs, để đảm bảo rằng chúng được giải quyết triệt để , tránh lặp lại trong tương lai.

Đào tạo và nâng cao kĩ năng

Quản lý doanh thu là một lĩnh vực tương đối mới trong ngành dịch vụ- vẫn còn thiếu khoảng cách nhân tài cần được giải quyết. RM cần thời gian và nguồn lực để tham dự các hội nghị, cập nhật các bản tin và lời khuyên ngành.

Đào tạo người thay thế khi không có mặt Revenue Manager
Đào tạo người thay thế khi không có mặt Revenue Manager

Ngoài ra, phần còn lại là các bộ phận khách sạn cần phải hiểu vai trò của Revenue Manager. Revenue team có thể tổ chức các cuộc hội thảo thường xuyên với các Trưởng bộ phận và nhân viên của Bộ phận Lễ tân để đảm bảo rằng họ được đào tạo cơ bản về Quản lý Doanh thu và hiểu họ có thể làm gì để giúp RM và đưa những kỹ thuật này vào vai trò của họ. Điều này nên được thực hiện định kỳ 6 tháng hoặc hàng năm để nhân viên luân chuyển và làm mới kỹ năng của mình.

Thông thường, khi liên hệ với khách sạn, chúng ta biết rằng RM và người quản lý kênh là những người duy nhất biết cách sử dụng công cụ đặt chỗ, có nghĩa là khi họ không làm việc thì không thể đóng các kênh bán hàng, tỷ giá không thể tối ưu hóa và cơ hội bị bỏ lỡ.

Điều quan trọng là đảm bảo rằng tại khách sạn luôn có ai đó được đào tạo về các hệ thống khách sạn sử dụng và được quyền quyết định về những vấn đề này. Điều này cũng cho phép RM có thể đi offsite cho hội nghị và hội thảo hoặc di chuyển trong nội bộ mà không cần phải lo lắng về việc hoạt động hàng ngày của khách sạn.

Công nghệ/ Thiết bị

Nếu đầu bếp bánh cần thêm một máy trộn bột trong nhà bếp để đảm bảo có đủ bánh mì phục vụ trong ngày, chúng ta nghi ngờ rằng GM sẽ thấy hợp lý với việc đầu tư vào thiết bị này. Tuy nhiên, có thể là một câu chuyện khác với Revenue Manager, những người có thể không có những công cụ chính xác thay thế để thực hiện công việc của mình hiệu quả.

Vai trò của RM được thực hiện đơn giản hơn nhiều với phần mềm cập nhật và chính xác nhất – Hệ thống Quản lý hiện đại với một hệ thống báo cáo vững chắc, một cách để dễ Quản lý Kênh và quan trọng nhất trong mắt của chúng ta, một trang web đáp ứng trải nghiệm người dùng với một công cụ đặt phòng mạnh mẽ. Nếu RM phải bỏ hàng giờ để tải báo cáo trước khi phân tích hoặc cập nhật tỷ lệ trên một số kênh riêng lẻ, điều đó có nghĩa là họ sẽ không có thời gian để nghiên cứu kỹ các cơ hội doanh thu.

Công nghệ có ảnh hưởng đến hiệu quả của Revenue Manager
Công nghệ có ảnh hưởng đến hiệu quả của Revenue Manager

Đầu tư vào phần mềm nhưng cũng đừng quên phần cứng, cần có một máy tính tốc độ cao với hai màn hình – Nó sẽ giúp công việc của RM suôn sẻ hơn rất nhiều.

Khối lượng công việc & Văn phòng yên tĩnh

Đối với khách sạn nhỏ, thật khó để tìm cho Revenue Manager một văn phòng làm việc yên tĩnh. Mặc dù công việc của RM là giao tiếp tốt với Front Office & Reservation, hiểu và giám sát họ. Nhưng RM cũng cần không gian yên tĩnh để phân tích hay dự báo doanh thu, họ không thể làm việc hiệu quả khi phải trả lời email hay điện thoại ở quầy lễ tân.

Một không gian yên tĩnh sẽ giúp Revenue Manager tạo sự khách biệt lớn
Một không gian yên tĩnh sẽ giúp Revenue Manager tạo sự khách biệt lớn

Một khi những thách thức này được giải quyết, RM có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong các chiến lược kênh, tối ưu doanh thu cũng như lợi nhuận trên mỗi phòng.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu Revenue Manager là gì? Bản mô tả công việc Revenue Manager và những thách thức nội bộ phải đối mặt. Hi vọng, những thông tin kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

Fanpage: https://www.facebook.com/hotelcareers.vn

5/5 - (2 votes)