Đầu bếp nên làm việc tại nhà hàng hay khách sạn?

Bạn tự đặt câu hỏi Đầu bếp nên làm việc tại nhà hàng hay khách sạn? Khi bạn bắt đầu sự nghiệp ẩm thực, điều bạn cần biết sự khác biệt khi làm việc trong một khách sạn so với một nhà hàng là gì? Có một số khác biệt rõ rệt trong hai mô hình này, bạn cần phải biết và  sớm đưa ra lựa chọn của mình.

Đầu bếp nên làm việc tại nhà hàng hay khách sạn?
Đầu bếp nên làm việc tại nhà hàng hay khách sạn?

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của mỗi mô hình, bạn hãy cân nhắc môi trường nào phù hợp với bạn nhất: tốc độ, lịch trình, kích thước nhà bếp và trang thiết bị bếp, công nghệ, đối tượng khách và nhiều dịch vụ khác nhau ảnh hưởng đên quyết định của bạn

Có thể bạn quan tâm

Đầu bếp nên làm việc tại nhà hàng hay khách sạn?

1. Mô hình bếp khách sạn

Sản phẩm chính của khách sạn là dịch vụ lưu trú. Trong khi có nhiều bếp trưởng và nhà hàng nổi tiếng tại các khu nghỉ mát và sòng bạc tăng cường thương hiệu của khách sạn, thì nhiều chuỗi khách sạn lớn hơn là các tập đoàn không dựa vào nhà bếp để kiếm lợi nhuận.

Bếp khách sạn
Bếp khách sạn

Những căn bếp trong khách sạn thường được trang bị tốt và đầy đủ nhân viên và có nhiều ca làm việc ổn định hơn, cơ hội việc làm nhiều hơn và nhiều lựa chọn để thăng tiến nghề nghiệp. Do kích thước hoạt động, loại hình bếp này thường chạy toàn bộ vị trí từ nấu ăn truyền thống, bếp phó, bếp trưởng. Thường thì bếp trưởng hiếm khi nấu ăn, họ quản lý quy trình, đào tạo và quản lý nhân viên. Để trở thành bếp trưởng, ngoài nấu ăn giỏi còn cần phải có nhiều kiến thức, kỹ năng quản lý và kinh nghiệm.

Đừng bỏ lỡ:  13 tình huống thường gặp của lễ tân khách sạn

Bộ phận ẩm thực tại khách sạn phục vụ đa chức năng, không chỉ mỗi ăn uống. Có dịch vụ phòng, tiệc, hội nghị, các sự kiện và các bữa ăn tự chọn theo mùa hoặc cuối tuần. Bởi vì các khách sạn lớn có xu hướng tập trung hơn, họ cũng quy củ hơn. Điều đó có nghĩa là lịch trình được dự đoán trước mà gần giống như một công việc thường xuyên. Các nhà hàng trong khách sạn cũng có thể ổn định hơn về mặt tài chính và quản lý chuyên nghiệp, cung cấp các gói phúc lợi và kế hoạch nghỉ hưu.

Các khách sạn dường như thực hiện hết các chương trình ẩm thực, họ đào tạo nhân viên đạt đến mức tiêu chuẩn. Do tính chất của khách sạn và cơ cấu tổ chức của họ nên hầu hết các bếp trưởng mà chọn làm việc cho khách sạn sẽ ở ở mãi với họ. Việc thay đổi từ môi trường khách sạn sang nhà hàng độc lập cũng giống như việc trộn táo với cam. Các kỹ năng và phân công lao động là khá khác nhau.

2. Mô hình bếp nhà hàng

Làm việc trong một nhà hàng độc lập tạo ra một tốc độ thú vị (một vài người sẽ nói “điên”) với rất nhiều sự sáng tạo và đa dạng trong trách nhiệm của bạn. Nếu bạn đam mê nghề đầu bếp, bạn muốn vươn tới trình độ cao như “vua đầu bếp”, hoặc một đầu bếp lành nghề bạn phải chấp nhận đánh đổi. Tại các nhà hàng độc lập bạn phải làm việc vào các buổi tối, ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần và làm việc thêm giờ hầu hết các ngày.

Đừng bỏ lỡ:  Lời khuyên khi theo dõi đánh giá kế hoạch marketing nhà hàng khách sạn
Bếp nhà hàng
Bếp nhà hàng

Bạn thường nấu mười hoặc hai mươi món ăn khác nhau, được đặt hàng và gửi vào các thời điểm khác nhau với các kết hợp khác nhau, được điều chỉnh cho hợp khẩu vị thực khách. Vào giờ cao điểm, tại bếp nhà hàng thật là bận rộn, có rất nhiều món ăn phải nấu, đó cũng là cơ hội để bạn phát triển.

Trong một nhà hàng, đầu bếp luôn nỗ lực không ngừng sáng tạo ra các món ăn mới để thu hút khách và cạnh tranh với các nhà hàng khác. Bạn phải suy luận, khám phá nhiều món ăn địa phương cũng như tìm tòi công thức nấu ăn đích thực để bổ sung cho việc nấu nướng của mình.

Cuối cùng, điều gì làm bạn thoả mãn? Sự sáng tạo, khám phá món ăn mới tại bếp nhà hàng hay sự thoải mái ổn định tại mỗi ca làm việc, một con đường được xác định trước để quản lý? Khách sạn sẽ có nhiều sự đào tạo chính thức và có nhiều nhân viên và thiết bị, trong khi nhà hàng độc lập cung cấp nhiều cơ hội để khám phá các món ăn khác nhau và cơ hội để đội rất nhiều “mũ khác nhau” mỗi ngày.

Một khi bạn quyết định, chúng tôi tin bạn sẽ thành công trên con đường ẩm thực bạn đã chọn, dù là khách sạn hay nhà hàng, chỉ cần bạn có đam mê và không ngừng nỗ lực vươn lên.

Đừng bỏ lỡ:  Cost controller là gì? Mô tả công việc Cost controller khách sạn

Hotelcareers.vn vừa chia sẻ với các bạn Đầu bếp nên làm việc tại nhà hàng hay khách sạn? Hi vọng, những thông tin kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

5/5 - (3 votes)