Chính sách giá của Agoda với khách sạn – Agoda, kênh bán phòng khởi phát từ Châu Á càng ngày càng khiến khách sạn bất bình vì chính sách giá của họ. Nhiều chủ khách sạn nói rằng Agoda thường xuyên bán giá buôn (thấp hơn và không thay đổi theo ngày) trong khi loại giá này không được phép bán thông qua trang web, cắt giảm giá mà không có bất kỳ quy định nào được nhắc đến trong hợp đồng.

Có thể bạn quan tâm
- Đại lý du lịch trực tuyến OTA là gì?
- OTAs và khách sạn trong trận chiến đặt phòng trực tuyến
- Các phần mềm quản lý khách sạn thông dụng
Nhiều khi có cảm giác là Agoda lấy giá của khách sạn cho rồi đẩy giá xuống thấp hơn, giống như không có chút lợi nhuận nào chỉ để thấp hơn giá đối thủ.
Hành vi gây tranh cãi của Agoda, trái ngược với quy định tôn trọng giá giữa các trang bán phòng mà họ ký với khách sạn, đã khiến một số khách sạn lớn cắt hợp đồng với họ.
“Đó là vấn đề, nếu cần thiết, chúng tôi sẽ giảm hoặc ngừng việc hợp tác với họ”.
Một số khác thì phàn nàn về “cuộc chiến dai dẳng” để đảm bảo rằng mức giá bán buôn không bị đưa lên Agoda.
“Khách hàng thì nói là đặt phòng trên Agoda, nhưng khách sạn lại nhận được đặt phòng từ một kênh bán buôn khác”
Khách sạn cho rằng Agoda đang sử dụng nhiều nguồn cung cấp dữ liệu và sử dụng mức giá thấp nhất để bán.
Một khách sạn thất vọng nói rằng có vẻ như Agoda đang chuyển sang loại web tìm kiếm giá thì đúng hơn.
Trong một tuyên bố, Agoda đã lần đầu tiên xác nhận rằng họ đã làm đúng như vậy.
Sự biện minh của họ đó là: đem lại cho khách hàng những gì mà khách hàng mong muốn.
“Chúng tôi tổng hợp giá từ nhiều nguồn cung cấp và thường thử nghiệm các hình thức hiển thị khác nhau, bao gồm so sánh giá hoặc hiển thị tìm kiếm”, công ty này cho biết.
“Chỉ bằng cách làm như vậy, chúng tôi mới có thể đảm bảo chúng tôi đang cung cấp cho khách hàng mức giá tốt nhất có thể.”

Điều này khiến cho các chủ khách sạn không còn kiểm soát được giá bán phòng của họ nữa.
Các khách sạn có thể đưa ra một mức giá động dành cho thị trường bán buôn.
Tuy nhiên, điều này không áp dụng được ở thị trường Châu Á, do tại đây mức giá bán buôn không thể để thay đổi theo ngày được và nó vẫn mang lại khoảng 15% tổng doanh thu của khách sạn.
Gạt tất cả những điều này sang một bên thì câu hỏi là:

Tại sao Agoda lại sử dụng phương pháp khiêu khích này sau khi làm việc chăm chỉ gây dựng danh tiếng mà họ có được từ đầu những năm 2000?
Câu trả lời có thể là:
1) Agoda không quan tâm đến mối quan hệ giữa họ & khách sạn bởi vì Agoda chỉ luôn muốn có được mức giá rẻ nhất từ thị trường bán buôn.
2) Áp lực cạnh tranh.
Hoặc có thể là sự kết hợp của hai yếu tố trên.
Phần lớn cho rằng Agoda đang mất thị phần và đang làm mọi thứ có thể để níu giữ bằng cách luôn có mức giá thấp nhất.
Tại một hội nghị những nhà quản lý doanh thu Châu Á gần đây, có một số người tham dự nhận xét là thương hiệu này không còn bán được nhiều sản phẩm nữa.
“Trong quá khứ, Agoda chỉ là một thương hiệu đại lý du lịch trên mạng nhỏ, bán bằng giá bán buôn, họ chỉ đang cố cạnh tranh với những thương hiệu đại lý du lịch trên mạng địa phương mà thôi” (một người khác phát biểu).
Trong khi đó, Agoda đang tìm cách đưa thương hiệu của mình ra toàn cầu.
Người sáng lập và Giám đốc điều hành Rob Rosenstein sẽ chuyển sang vai trò Chủ tịch và sẽ trao quyền cho John W. Brown, người đã là trưởng ban điều phối trong nhiều năm.
“John đã nắm được toàn bộ những khía cạnh về việc kinh doanh của Agoda trong tám năm qua, tích cực đóng góp vào chiến lược và mở rộng của công ty,” Rosenstein nói.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, John là sự lựa chọn đúng đắn để dẫn dắt Agoda trong thời gian tới, tôi mong muốn tiếp tục làm việc cùng anh ấy để vươn đến sự phát triển toàn cầu cho doanh nghiệp trong tương lai”
Sự thay đổi này sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2018.
Một số bình luận khác:
SN Khan
Chúng tôi đã sử dụng Agoda trong tám năm qua và chúng tôi đã có sự hợp tác suôn sẻ cho đến bây giờ. Đôi khi họ có thể có vấn đề như vậy, chúng tôi đã nghe nhiều khách sạn muốn hủy hợp đồng với họ. Đôi khi họ làm bạn ngạc nhiên vì giá của họ, nhưng cũng có lúc thấp, có lúc cao, nói chung là đứng trên quan điểm khách hàng thì tôi thấy họ vẫn tốt.
Shane
Tôi hoàn toàn đồng ý với bài báo bởi vì chúng tôi phải đối mặt với điều này mỗi tuần. Công ty của tôi cung cấp công nghệ CRS cho khoảng 250 khách sạn. Chúng tôi thường xuyên nhận được phản hồi từ các khách sạn như những gì mà bài viết này đề cập đến. Điều này thể hiện là Agoda không quan tâm đến khách sạn.
Có vẻ như Agoda đang bắt đầu không còn tuân thủ những thỏa thuận của họ nữa. Facebook cũng đã vướng lùm xùm khi tiết lộ dữ liệu khách hàng dù không được sự cho phép thì liệu có phải các khách sạn đang nhẹ tay với Agoda? Trong thị trường ngày nay, tôi tin rằng đó là chiến lược kinh doanh kém để thử và đánh lừa khách hàng của bạn làm bất cứ điều gì bạn muốn ẩn đằng sau những thỏa thuận dài, khó để biện minh cho điều tương tự.
Agoda nói rằng họ đang tập trung vào khách hàng. Tuy nhiên, không có khách sạn thì họ cũng không thể tồn tại được. Trang bán phòng nào chẳng như vậy, họ đâu có sở hữu khách sạn, họ chỉ có một công cụ bán phòng hấp dẫn và một URL. Hy vọng một ngày các khách sạn có thể tạo ra một cách thức bán phòng để đem lại doanh thu mà đúng ra nó phải thuộc về khách sạn.

KT Sun
Khách sạn của chúng tôi có mối quan hệ tốt với Agoda trong nhiều năm.
Tôi có thể hiểu rằng Agoda muốn có mức giá tốt nhất. Agoda hiển thị được giá thấp hơn là do các kênh bán buôn (B2B) bán cho những bên bán trực tiếp cho khách hàng (B2C), họ có để giá chênh lên một ít %, điều này đã diễn ra nhiều năm rồi. Do đó, khách sạn cần phải nhắc các công ty bán buôn (B2B) xem xét lại kênh phân phối để tránh tình trạng này.