Chiến lược phục hồi thời Covid – Covid-19 đã khiến ngành khách sạn toàn cầu gần như ngừng hoạt động. Nhưng giờ đây nhiều điểm đến đang dần mở cửa và ngành đang bắt đầu phục hồi trở lại. Để khai thác tối đa hiệu quả trong giai đoạn này và trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số chiến lược phục hồi thời Covid từ các chuyên gia tiếp thị, quản lý doanh thu, F&B và điều hành.

Có thể bạn quan tâm
Các chiến lược phục hồi thời Covid
1. Tiếp thị khách sạn sau thời kỳ đóng cửa
Để thu hút khách hàng, thúc đẩy đặt phòng khách sạn sau mở cửa bằng một hai chương trình khuyến mãi là không thể. Thời điểm này cần một phương thức tiếp thị tinh chỉnh hơn. Hãy ghi nhớ 4 mẹo sau khi lập kế hoạch tiếp thị.

Lập kế hoạch nguồn lực và tập trung vào các hoạt động tiếp thị với lợi tức đầu tư cao nhất cho khách sạn. Điều này có thể bao gồm việc tập trung nguồn lực tiếp thị vào mạng xã hội và các mối quan hệ truyền thông hoặc các chiến dịch quảng cáo trả phí. Chọn lựa hình thức tốt nhất bằng cách xem khách hàng mục tiêu phản ứng tốt nhất với loại hình tiếp thị nào.
Tập trung vào cộng đồng địa phương vì khách quốc tế cần nhiều thời gian và điều kiện để đi lại vào lúc này. Đưa ra các ưu đãi, khuyến mãi vào các ngày lễ, các ưu đãi đặc biệt kết hợp sao cho khách hàng có thể tận dụng. Ngoài ra, hãy xem xét phương tiện truyền thông nào tiếp cận thị trường tốt nhất, kênh nào họ thường xuyên đặt, vì điều này sẽ giúp bạn tinh chỉnh chiến dịch, nhắm mục tiêu chính xác nhất.
Tung ra các chương trình khuyến mại sáng tạo để khai thác thị trường mới hoặc cung cấp thứ gì đó thật độc đáo để thu hút sự chú ý của mọi người. Các gói dành cho gia đình, cặp đôi bao gồm các lựa chọn giải trí thú vị hoặc cho thuê phòng trong ngày.
Tận dụng tối đa các xu hướng mới trong hành vi của khách hàng, chẳng hạn ngày càng có nhiều người sử dụng tính năng tìm kiếm bằng giọng nói khi lên kế hoạch cho chuyến đi. Thu hút khách hàng này đến trang web bằng cách cung cấp các bài viết dạng hỏi đáp, tập trung vào các chủ đề khách hay tìm kiếm nhất như nhà hàng, quán bar, điểm tham quan hàng đầu, thông tin liên quan đến Covid-19 tại địa phương.
2. Quản lý doanh thu thời Covid-19
Cách quản lý doanh thu khi khách sạn đóng cửa có tác động rất lớn đến hoạt động của khách sạn khi phục hồi. 4 điểm dưới đây sẽ giúp bạn điều chính chiến lược của mình cho phù hợp với nhu cầu và tình hình Covid19.

Chuẩn bị các kịch bản cho nhu cầu thay đổi. Với lượng khách quốc tế gần như bằng không, thị trường nội địa sẽ trở thành mục tiêu số 1. Các doanh nghiệp cắt giảm chế độ du lịch cho nhân viên sẽ làm phân khúc doanh nghiệp yếu đi. Kiểm tra dữ liệu thống kê của khách sạn để xem những xu hướng chính tác động đến doanh thu khách sạn như thế nào, từ đó biết được nên hướng hoạt động tiếp thị đến mục tiêu phân khúc nào.
Tiếp tục với các dự báo ngắn hạn. Không ai đoán định được diễn biến của dịch bệnh Covid-19 cho nên mọi dự đoán xa vời rất dễ phá sản. Hãy xây dựng một vài kịch bản xem khách sạn của bạn vận hành thế nào trong các tình huống khác nhau. Để làm tốt việc này hãy tận dụng các công cụ quản lý doanh thu.
Cung cấp giá trị thay vì giảm giá. Nếu chỉ tập trung giảm giá bạn sẽ bị giới hạn rất nhiều vì nhu cầu thực tế thấp. Thay vì giảm giá sâu, hay cung cấp các chương trình khuyến mãi với giá trị lớn hơn kèm theo lời hứa cho một kỳ nghỉ thú vị, trải nghiệm tuyệt vời.
Áp dụng quản lý tổng doanh thu. Quản lý doanh thu không còn chỉ là doanh thu phòng. Đã đến lúc xem xét toàn bộ hành trình của khách hàng và cách tối ưu hóa hành trình đó để thúc đẩy doanh thu ở các bộ phận khác. Điều này làm tăng chi tiêu nội bộ và mang lại cho bạn nhiều cơ hội khiến khách ngạc nhiên với dịch vụ tuyệt vời.
3. Bộ phận Lễ tân: Chào mừng khách quay trở lại khách sạn
Cũng giống như các chủ khách sạn, Covid-19 có thể khiến bạn thay đổi cách ứng xử với khách đến khách sạn. Dù vẫn phải đảm bảo các biện pháp cần thiết, nhưng việc chào đón khách một cách nồng hậu và thân thiện chưa bao giờ trở nên quan trọng như vậy. Đọc tiếp để biết bộ phận lễ tân đóng vai trò khởi đầu trong chiến dịch bảo vệ khách khỏi Covid.

Thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh mới tại các khu vực công cộng tuân theo các hướng dẫn về sức khỏe và an toàn địa phương và chính phủ. Các bước cần thực hiện có thể bao gồm cung cấp nước rửa tay, khẩu trang cho khách và nhân viên, chia sẻ thông tin về các thủ tục bắt buộc và bố trí chỗ ngồi tại sảnh đợi. Những thay đổi này có thể làm tăng thêm chi phí, vì vậy hãy đưa chúng vào ngân sách và tìm kiếm các tùy chọn hiệu quả về chi phí.
Điều chỉnh các dịch vụ lễ tân linh hoạt hơn, cho phép khách chọn các dịch vụ từ xa nếu có thể. Ví dụ: cho phép mọi người đăng ký và trả phòng trên thiết bị di động nếu họ không muốn tới quầy lễ tân. Sau đó, đưa ra sự lựa chọn về các dịch vụ khác mà họ muốn chấp nhận vì không phải ai cũng sẽ cảm thấy thoải mái với những thứ như dịch vụ trông xe và khuân vác.
Tận dụng các công cụ công nghệ khách sạn để khách và nhân viên có cơ hội giao tiếp, tương tác kỹ thuật số. Điều này có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và phản hồi các yêu cầu nhanh hơn. Đó cũng là một cách tuyệt vời để khuyến khích khách để lại đánh giá sau kỳ nghỉ.
Cung cấp những trải nghiệm mà khách yêu thích bằng cách hợp tác với các hướng dẫn viên địa phương, điểm đến hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Điều này không chỉ mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh mà còn tạo ra nhiều cơ hội để tương tác với khách truy cập và tạo ra doanh thu thông qua việc bán thêm.
Bây giờ! Hãy để tất cả chiến lược phục hồi thời Covid tại bộ phận tiếp thị, quản lý doanh thu, F&B và quầy lễ tân này thấm nhuần và truyền cảm hứng giúp bạn làm cho các chuyến đi sau giãn cách của khách tốt hơn, an toàn hơn và thú vị hơn những gì họ có thể tưởng tượng.