Chiến lược marketing mix của khách sạn

Xác định một Chiến lược marketing mix của khách sạn phù hợp ngành công nghiệp không khói này là rất quan trọng cho sự thành công của các nỗ lực tiếp thị khách sạn. Marketing mix được sử dụng để chỉ ra một số biến thị được đội ngũ bán hàng sử dụng để nhắm mục tiêu các khách hàng cụ thể hoặc phân khúc thị trường mục tiêu.

Chiến lược marketing mix của khách sạn
Chiến lược marketing mix của khách sạn

Chiến lược marketing mix của khách sạn thường được xây dựng bởi Giám đốc kinh doanh tiếp thị (DOSM) hoặc Quản lý kinh doanh tiếp thị (Sales Manager). Khách sạn cần có các cơ sở/ dịch vụ phù hợp, xác định các chiến lược khuyến mại tốt (cả trực tuyến và truyền thống) và cuối cùng là với mức giá hợp lý.

Marketing mix là gì?

Marketing mix nói thuần tiếng Việt nó là Tiếp thị hỗn hợp, là tập hợp các công cụ marketing mà khách sạn sử dụng để đạt được mục đích tiếp thị thị trường mục tiêu. Marketing mix lần đầu được sử dụng là năm 1953 bởi chủ tịch hiệp hội Marketing Mỹ, ông Neil Borden. Đến năm 1960, E. Jerome McCarthy một nhà tiếp thị lừng danh đưa ra khái niệm 4P (Product – Sản phẩm, Price – Giá cả, Place – Địa điểm, Promotion – Quảng bá) để giải thích về Marketing mix. Và 4P được phổ biến rộng rãi trong sách giáo khoa về marketing và thực tế đời sống.

Chiến lược marketing mix của khách sạn

1. Dịch vụ/ tiện ích

Đây được coi là điều đầu tiên bởi vì nếu không có đội ngũ marketing thì sẽ không có ai để cung cấp cho khách hàng tiềm năng/ khách hàng.

Ngành công nghiệp khách sạn cung cấp các sản phẩm như:

  • Phòng khách.
  • Đồ ăn và đồ uống.
  • Phòng tiệc.
  • Tiện ích hội nghị.
  • Tiện ích giải trí.
  • Tiện ích SPA, chăm sóc sức khoẻ.
  • Lounge.
  • Dịch vụ check-in, check-out nhanh.
  • Bàn du lịch.
  • Trung tâm thương mại.
  • Đậu xe,….
Sản phẩm dịch vụ ngành khách sạn
Sản phẩm dịch vụ ngành khách sạn

Các khách sạn thường phục vụ cho các phân khúc thị trường khác nhau và mỗi phân khúc thị trường có những yêu cầu khác nhau. Ví dụ: khách nghỉ ngơi trong một chuyến đi gia đình sẽ tìm các tiện nghi giải trí và chăm sóc sức khoẻ của khách sạn, khách du lịch kinh doanh quan tâm đến các cơ sở kinh doanh khách sạn như trung tâm dịch vụ doanh nhân, hội nghị truyền hình, kết nối internet trong phòng.

Phân tích này do bộ phận sale & marketing thực hiện có thể giúp ban lãnh đạo cấp cao xác định những yêu cầu cụ thể này và làm việc cùng với ban quản lý để phát triển các cơ sở đó hoặc thực hiện những cải tiến cần thiết.

2. Địa điểm và phân phối

Điều này đề cập đến khả năng tiếp cận của sản phẩm tới người tiêu dùng. Khi so sánh với các sản phẩm khác thông thường sản phẩm khách sạn không đi đến khách hàng mà khách hàng đến với sản phẩm.

Địa điểm của khách sạn; ví dụ như ở thành phố, ngoại ô của thành phố, khu nghỉ mát khu nghỉ dưỡng, ga, đồi. Hoặc một chuỗi các khách sạn có sự hiện diện ở nhiều địa điểm.

Địa điểm phân phối dịch vụ
Địa điểm phân phối dịch vụ

Khách sạn sử dụng phương pháp phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp để tiếp cận khách hàng tiềm năng, dưới đây là một số phương pháp hoặc kênh được khách sạn sử dụng.

Phương pháp trực tiếp

  • Bán hàng thông qua nhóm bán hàng – sale team.
  • Telesales.
  • Thanh toán trực tuyến cho mỗi nhấp chuột hoặc quảng cáo biểu ngữ (quảng cáo của Google, quảng cáo trên Facebook, v.v …)
  • Quảng cáo trên báo in.
  • Các quảng cáo truyền thông khác.
  • Hệ thống đặt phòng trang web khách sạn (WBS)
  • Hệ thống phân phối toàn cầu GDS

Phương pháp gián tiếp

  • Đại lý du lịch
  • Đại lý du lịch độc lập
  • Công ty sự kiện
  • Đại lý du lịch trực tuyến (Expeida, booking.com, Agoda,…)
  • Cổng thông tin du lịch trực tuyến (Tripadvisor, HotelIQ,…)
  • Đại diện khách sạn độc lập.

3. Quảng cáo và truyền thông

DOSM nên tìm ra chương trình quảng cáo và truyền thông hiệu quả nhất cho khách sạn. Quảng cáo là cách khách sạn tiếp cận với khách hàng mục tiêu.

Chiến lược quảng cáo truyền thông
Chiến lược quảng cáo truyền thông

Dưới đây là một số chương trình quảng cáo và kênh truyền thông được khách sạn sử dụng:

  • Brochures.
  • Quảng cáo truyền hình.
  • Trang web khách sạn.
  • Kênh Twitter.
  • Mạng xã hội Facebook
  • Mạng Google Business
  • Bảng quảng cáo.

4. Giá phòng khách sạn

Định nghĩa chính xác chiến lược giá là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của chiến lược marketing mix khách sạn. Nếu các sản phẩm của khách sạn như phòng khách, thực đơn đồ ăn, đồ uống … không có giá cả cạnh tranh thì khách hàng tiềm năng có thể từ chối sử dụng dịch vụ khách sạn.

Chiến lược giá phòng
Chiến lược giá phòng

Trong thị trường rất cạnh tranh này khách hàng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ việc định giá và gói hàng. Mã và giá các gói sản phẩm khách sạn được xác định để ghi nhớ hoặc thu hút khách. Việc xây dựng một chiến lược giá phòng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao.

Nói chung, giá phòng khách sạn được xác định theo mùa dưới đây:

Mùa cao điểm

Đây là khoảng thời gian khi nhu cầu về khách sạn và dịch vụ của khách cao nhất và khách sạn có thể tính giá cao nhất cho khách.

Mùa thấp điểm

Đây là thời điểm trong năm có nhu cầu về phòng thấp nhất. Các khách sạn nói chung cung cấp các mức giảm giá và các gói sản phẩm như: Ở 3 đêm và thanh toán cho 2 đêm, Giá trọn gói giảm giá,…

Khoảng thời gian giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm

Giai đoạn này nằm giữa mùa cao điểm và mùa tháp điểm, thời gian này được coi là thời điểm tốt nhất để thu hút kinh doanh mới vì các phòng có sẵn và có thể tính phí trung bình hoặc cao nhất. Các hoạt động bán hàng và tiếp thị cũng nên thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian này.

Hotelcareers.vn vừa chia sẻ một số điểm cần lưu ý khi xây dựng chiến lược marketing mix của khách sạn. Hi vọng, những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc kinh doanh bán phòng, dịch vụ nhà hàng khách sạn. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

Fanpage: https://www.facebook.com/hotelcareers.vn

4.9/5 - (8 votes)