Cách đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng – Tôi đã dành ra sáu tuần để đóng vai người tìm việc nhà hàng khách sạn, điều đó có nghĩa là tôi đã trải qua rất nhiều cuộc phỏng vấn. Để tìm ra một khách sạn phù hợp, tôi phải đặt nhiều câu hỏi ngược đối với nhà tuyển dụng. Nhưng muốn làm được điều đó trước hết bạn cần tìm thấy sự cân bằng phù hợp giữ bạn và người phỏng vấn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc khách sạn dành cho sinh viên mới ra trường, bạn có thể không quan tâm đến bất kỳ câu hỏi nào trong số này – bạn chỉ muốn có một việc làm. Ngay cả khi điều đó xảy ra, hãy xem xét điều gì bạn muốn biết về khách sạn và đặt câu hỏi đó đối với nhà tuyển dụng. Nếu có điều gì đó không ổn, bạn cần biết trước khi chấp nhận lời mời việc làm.
Có thể bạn quan tâm
- Xu hướng tuyển dụng ngành khách sạn
- Lương ngành khách sạn nhà hàng
- Học ngành quản trị khách sạn có dễ xin việc?
Cách đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng khách sạn
1. Quá trình phỏng vấn điển hình
Dựa và kinh nghiệm đúc kết, dưới đây là quá trình phỏng vấn điển hình.
- Sàng lọc cuộc gọi/ có khả năng phỏng vấn tại chỗ. Thường được thực hiển bởi một người nào đó trong phòng nhân sự. Nếu được thực hiện bởi một nhân viên nhân sự bất kỳ, nó thường là cuộc phỏng vấn ngắn (không phải thời điểm thích hợp để bạn đặt các câu hỏi).
- Phỏng vấn chuyên môn. Bạn có thể có một vòng phỏng vấn khác với người quản lý chuyên môn và họ sẽ đào sâu vào kiến thức của bạn.
- Phỏng vấn cuối cùng, gặp gỡ thành viên phỏng vấn còn lại. Đôi khi cuộc phỏng vấn này được thay thế bằng việc gặp gỡ chủ sở hữu, nếu đó là một khách sạn nhỏ.
2. Offer/ Quyền lợi
Tùy vào quy mô và chính sách, ở mỗi khách sạn luôn có chút khác biệt, nhưng đó là một phác thảo chung cho những gì bạn có thể mong đợi trong quá trình tuyển dụng.
3. Câu hỏi cho sàng lọc
Các câu hỏi sàng lọc thường được áp dụng trong lần phỏng vấn đầu tiên. Trong trường hợp này, việc bạn đặt câu hỏi ngược lại đối với nhà tuyển dụng là không thích hợp, họ thường không quan tâm nhiều – ngay cả đó là một khách sạn nhỏ.
Trọng tâm của vòng phỏng vấn này là nói về bạn. Dù nhà tuyển dụng đã có CV của bạn nhưng họ vẫn mong đợi một lời giới thiệu – đảm bảo bạn có một câu chuyện hay và súc tích kể về công việc của bạn. Bạn nên nhắc lại câu chuyện quảng cáo này trong khi phỏng vấn.
4. Quá trình tuyển dụng là gì?
Quá trình tuyển dụng khách sạn là quy trình sàng lọc và tuyển chọn những người có đủ năng lực đáp ứng một công việc cụ thể trong khách sạn. Tại các khách sạn nhỏ, lãnh đạo có thể trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển chọn. Vì vậy, hãy chắc chắn bạn đã tìm hiểu về khách sạn, quy trình và đội ngũ tuyển dụng.

5. Câu hỏi cho cuộc phỏng vấn chuyên môn
Phần lớn các câu hỏi của tôi ở đây. Nhà tuyển dụng đánh giá bạn, nhưng bạn cũng đánh giá họ. Hãy để nhà tuyển dụng làm chủ cuộc trò chuyện, nhưng thật tuyệt vời khi bạn khéo léo chèn vào một vài câu hỏi trong quá trình phỏng vấn. Ở cuối cuộc phỏng vấn họ sẽ hỏi bạn có muốn hỏi gì không, lúc này bạn có thể hỏi bao nhiêu cũng được, nếu cảm thấy phù hợp với thời điểm và tâm trạng.
Nếu bạn không quan tâm đến câu trả lời thì không nên hỏi. Có rất nhiều người lãng phí thời gian để hỏi những câu hỏi không liên quan hoặc không giúp ích cho việc ra quyết định có làm việc ở đây hay không.
Nếu quá trình phỏng vấn suôn sẻ, bạn sẽ nhận được những cuộc trò chuyện cuối cùng. Nếu mọi thứ không như ý muốn với người phỏng vấn trực tiếp, bạn có thể hỏi các thành viên khác trong nhóm với hi vọng tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với phần còn lại của nhóm phỏng vấn.
1. Ứng viên lý tưởng cho công việc này là ai?
Tôi thực sự thích câu hỏi này vì nó cho bạn ý tưởng tốt hơn về những gì được mong đợi ở bạn, bằng cách đóng khung nó theo một cách mới. Nếu người phỏng vấn của bạn có thể tạo ra một người ngoài luồng để hoàn thành vai trò này, người đó sẽ là ai? Đôi khi, họ sẽ mô tả cho bạn một chữ T và những lần khác bạn sẽ nghe rất nhiều điều không phù hợp với kiến thức / kỹ năng / sở thích của bạn. Đó là một cách tốt để xem bạn có phù hợp khách sạn không.
Chẳng hạn, một khách sạn cho biết họ muốn một ứng viên nào đó mà không cần nhiều sự giúp đỡ. Đối với tôi, điều đó thật nguy hiểm. Bất cứ nhân viên mới nào cũng cần đến sự giúp đỡ, ngay cả khi đó là chuyên gia về lĩnh vực khách sạn. Các khách sạn đối thủ có môi trường học tập tốt là bước ngoặt lớn đối với tôi.
Mặt khác, tôi thường nghe nói rằng ứng viên lý tưởng của họ sẽ làm việc một cách độc lập và là người tự động viên bản thân. Đây là những dấu hiệu tuyệt vời đối với tôi, vì tôi thấy phù hợp với bản thân mình. Hai câu trả lời trên có nghĩa chính xác giống nhau, nhưng cách họ nhấn mạnh tạo ra sự khác biệt lớn trong môi trường làm việc.
2. Những thách thức lớn nhất đối với vị trí này là gì?
Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng làm việc của bạn. Hãy chú ý đến những gì nhà tuyển dụng nghĩ sẽ khó khăn cho vị trí này và đánh giá xem bạn có phải là người phù hợp để đáp ứng những thách thức đó không.
3. Ai đặt ra tầm nhìn cho cho khách sạn này?
Tôi có ý định cho một kế hoạch dài hạn tại khách sạn này và tôi hi vọng thảo luận về mục tiêu phát triển. Nếu họ không có một câu trả lời thỏa đáng thì đó là một lời cảnh báo. “Người sáng lập” là một câu trả lời thỏa đáng nếu đó là một khách sạn nhỏ, “ban quản trị” hay “hội đồng quản trị” nếu đó là một khách sạn lớn. Sẽ là phần thưởng lớn nếu mọi người cảm thấy họ được tuyển dụng vào để xây dựng tầm nhìn và một lộ trình lớn hơn. Và thật tệ hại – nếu bạn vẫn làm việc ở nơi mà bạn đã lường trước được nguy cơ “đóng cửa”.

4. Làm thế nào bạn đo lường sự thành công của nhóm/ cá nhân /khách sạn?
Một lần nữa, một câu hỏi quá trình. Tôi muốn biết công việc của tôi và nhóm sẽ được đánh giá như thế nào. Nếu nhà tuyển dụng gặp rắc rối với câu hỏi này, tôi sẽ chuyển qua hỏi làm sao để biết công việc vừa làm là tồi tệ. Theo quan điểm của tôi, nếu nhà tuyển dụng không có cách nào đánh giá được bạn có làm tốt hay không, nhưng họ hiểu công việc đã giao là một mớ lộn xộn thì đó là một cảnh báo. Làm sao bạn thành công trong công việc, nếu bạn không biết thế nào gọi là thành công?
5. Điều thú vị/ khó chịu nhất khi làm việc ở đây là gì?
Câu hỏi này thật tuyệt vời, bạn có thể sử dụng để hỏi với nhiều người. Hãy hỏi nó thành hai câu hỏi, back-to-back (tôi thích hỏi câu hỏi tích cực trước). Khi lắng nghe những câu hỏi này nhà tuyển dụng đôi khi sẽ thấy khó chịu, thật khó có thể nói ra những điều tiêu cực. Họ có thể nói với bạn về những vấn đề mang tính hệ thống, những thứ lớn lao, nhưng ít nhất bạn cũng cảm nhận được một số thách thức trong quy trình/ tính cách/ sự quan liêu … khi làm việc ở đây.
6. Trình bày một thách thức chuyên môn mà bạn đã đối mặt gần đây?
Nếu nhà tuyển dụng tranh luận với bạn về câu hỏi này thì câu trả lời sẽ dễ dàng hơn – Tôi đã yêu cầu một ví dụ cụ thể về công việc gần đây mà họ đã thực hiện. Công việc được giải quyết bởi một nhóm hay một người? Có sử dụng nguồn lực bên ngoài không? Một lần nữa, câu hỏi này cho bạn ý tưởng về hoạt động hàng ngày của khách sạn.
6. Câu hỏi cho vòng phỏng vấn cuối cùng
Trong vòng phỏng vấn cuối cùng này, bạn có thể nói về mức lương và ngày bắt đầu. Nếu họ cung cấp cho bạn một đề nghị, hãy thực rõ ràng về những gì trên bàn thảo luận – tiền lương, thưởng, chế độ, ngày nghỉ, ngày bắt đầu, v.v.
Lưu ý:
Tất cả những câu hỏi này có thể dẫn đến các cuộc thảo luận tuyệt vời. Không cần thiết phải giao tiếp với từng người. Hãy bắt đầu với những người quan trọng nhất hoặc người nhiều thông tin nhất và từ đó mở rộng ra. Như vậy sẽ tốt hơn nhiều khi muốn quay lại và bắt đầu với câu hỏi khác.
Khi tìm việc khách sạn, tôi luôn cố gắng tìm hiểu liệu tôi có thích làm việc ở đây không? Và họ có muốn tôi làm đồng nghiệp / nhân viên không? Bất cứ cuộc trò chuyện nào đều đưa tôi đến gần hơn với một câu trả lời cho câu hỏi tốt nhất. Những gợi ý trong bài viết này sẽ giúp bạn đạt được điều bạn muốn.
Chúc các bạn may mắn, tìm được công việc mơ ước!