Bản mô tả công việc bếp phó nhà hàng khách sạn

Bản mô tả công việc bếp phó sử dụng tại nhà hàng khách sạn là tài liệu diễn giải nhiệm vụ, trách nhiệm và yêu cầu đối với ứng viên khi ứng tuyển vị trí này. Hãy cùng Hotelcareers tìm hiểu chi tiết công việc, mức lương và cơ hội nghề nghiệp vị trí bếp phó trong nhà hàng khách sạn.

Bản mô tả công việc bếp phó
Bản mô tả công việc bếp phó

Có thể bạn quan tâm

Bếp phó là gì?

Bếp phó (Sous Chef) trong nhà hàng khách sạn là người thay mặt bếp trưởng điều hành, giám công việc bếp, lên lịch làm việc cho nhân viên, trực tiếp chế biến món ăn, phối hợp lên menu, đào tạo nhân viên bếp. Bếp phó thuộc bộ phận bếp, làm việc dưới sự quản lý của Bếp trưởng.

Bản mô tả công việc bếp phó nhà hàng khách sạn

Phối hợp điều hành hoạt động bộ phận bếp

  • Lên kế hoạch, sắp xếp lịch làm việc cho bộ phận dựa vào tình hình kinh doanh, số lượng tiệc.
  • Phân công, điều phối công việc cho các trưởng ca và các nhân viên bếp
  • Giám sát mọi hoạt động của bộ phận bếp, đảm bảo đáp ứng những tiêu chuẩn của nhà hàng – khách sạn.
  • Phối hợp chặt chẽ với các giám sát bếp, quản lý nhà hàng để đem lại chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Đừng bỏ lỡ:  Mẫu thư cảm ơn khách hàng của khách sạn

Chế biến món ăn

  • Phụ trách chế biến các món ăn được giao phụ trách, đúng tiêu chuẩn, chất lượng.
  • Tiếp nhận các yêu cầu gọi món đặc biệt của thực khách và triển khai thực hiện việc chế biến trong thời gian nhanh nhất.
Bếp phó tham gia chế biến món ăn cho khách
Bếp phó tham gia chế biến món ăn cho khách

Phối hợp lên menu cho nhà hàng

  • Phối hợp với bếp trưởng và các vị trí liên quan lên menu mới, menu chương trình khuyến mãi cho nhà hàng, hấp dẫn thực khách.
  • Hỗ trợ bếp trưởng thiết lập định lượng, công thức của món ăn, hình ảnh, giá bán món ăn sử dụng trên menu.

Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự

  • Hỗ trợ bếp trưởng lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự phục vụ cho hoạt động của bộ phận bếp.
  • Tham gia tuyển chọn nhân sự phù hợp với vị trí công việc.
  • Trực tiếp đào tạo, phân công đào tạo nhân viên mới.
  • Phối hợp lên kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên bộ phận bếp.

Quản lý trang thiết bị bộ phận bếp

  • Phối hợp với bộ phận kỹ thuật thực hiện việc sửa chữa các trang thiết bị khi có sự cố và bảo trì, bảo dưỡng khi đến định kỳ.
  • Đề xuất việc trang bị mới những thiết bị, dụng cụ cần cho công việc của bộ phận.

Các công việc khác

  • Thường xuyên kiểm tra kho bảo quản nguyên liệu, chất lượng nguyên vật liệu sử dụng cho việc chế biến món ăn.
  • Phối hợp xử lý những sự cố liên quan đến món ăn của nhà hàng, khách sạn.
  • Giới thiệu, giải thích món ăn cho thực khách khi được yêu cầu.
  • Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
  • Tham gia các cuộc họp của bộ phận, của khách sạn – nhà hàng.
  • Làm các báo cáo công việc được phân công.
  • Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.​
Đừng bỏ lỡ:  Hướng dẫn trả lời cầu hỏi Mục tiêu sự nghiệp của bạn là gì?
Bếp phó giải thích món ăn cho khách
Bếp phó giải thích món ăn cho khách

Yêu cầu đối với bếp phó

Theo bản mô tả công việc bếp phó, để đảm nhận vị trí công việc này, bạn cần có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc chứng chỉ nghề bếp chuyên nghiệp.

  • Có kinh nghiệm 3 -5 năm.
  • Có sức khỏe tốt.
  • Có tư duy quản lý.
  • Có khả năng sáng tạo món, kỹ năng trình bày.
  • Kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành.
  • Kỹ năng đào tạo nhân viên.
  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.

Thu nhập của bếp phó

Theo ghi nhận của Hotelcareers.vn thu nhập của vị trí bếp phó nhà hàng khách sạn giao động từ 8 – 15 triệu đông/tháng, tùy vào quy mô và yêu cầu công việc cụ thể.

Tải bản mô tả công việc bếp phó

Download “Bản mô tả công việc bếp phó”

Ban-mo-ta-cong-viec-bep-pho.docx – Downloaded 1364 times – 30.64 KB
4.9/5 - (9 votes)